Ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc là những nguy cơ trẻ phải đối mặt khi mắc bệnh chàm thể tạng.
50% trẻ chàm thể tạng vẫn còn bệnh khi trưởng thành
Chàm thể tạng ở trẻ hay viêm da cơ địa (viêm da thể tạng) là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể khởi phát ở những bé chừng 2-3 tháng tuổi. Một nghiên cứu của giới y khoa khẳng định, chàm thể tạng thường ít gặp ở người lớn song có đến 50% trẻ em từng bị chàm thể tạng lúc nhỏ vẫn còn bệnh khi đã trưởng thành.
Chàm thể tạng là bệnh viêm da nhiều trẻ em mắc phải
Ở những người đã từng bị bệnh lúc nhỏ, khi trưởng thành có thể xuất hiện tình trạng khô, da dễ bị kích ứng, chàm bàn tay, tổn thương mắt như chàm mi, đục thủy tinh thể.
3 nguyên nhân chính gây ra chàm thể tạng
Theo thống kê, có khoảng 10-20% trẻ em trên thế giới mắc chàm thể tạng và với bệnh này bé gái có tỷ lệ mắc nhiều hơn bé trai, trẻ sinh ra trong gia đình khá giả cũng dễ bị bệnh hơn trẻ sinh ra trong gia đình khó khăn. Dưới đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chàm thể tạng ở trẻ:
- Di truyền: Là yếu tố nguy cơ mạnh nhất. Nếu đứa trẻ có bố mẹ hoặc người thân bị chàm thể tạng, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc chàm thể tạng.
- Môi trường sống:
+ Ở những nơi có môi trường sống ô nhiễm hoặc những vùng khí hậu lạnh sẽ có nhiều trẻ em mắc chàm thể tạng hơn (đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè).
+ Dị nguyên hô hấp: bụi, phấn hoa, dị nguyên thức ăn (sữa, lạc, tôm cua….) cũng là căn nguyên gây ra chàm thể tạng ở trẻ.
- Tác nhân bên trong cơ thể: Thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa… cũng là lý do khiến trẻ phải đối mặt với căn bệnh viêm da này.
Biểu hiện chàm thể tạng ở trẻ
- Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi: Triệu chứng đầu tiên là da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn... Trẻ thường phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi.
- Ở trẻ em từ 2 tuổi: Tổn thương bắt đầu ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối. Những vị trí khác cũng hay gặp là cổ, cổ tay, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy. Theo thời gian, da chàm thể tạng trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (sạm đi), da dày lên do cào gãi nhiều (liken hóa) và xuất hiện các nốt sần, ngứa liên tục.
Tuyệt đối để trẻ tránh xa các loại côn trùng, vật nuôi
Tìm hiểu thêm: Bé sơ sinh bị chàm khô nguy hiểm như thế nào?
Chăm sóc và điều trị chàm thể tạng ở trẻ
Cha mẹ có con bị chàm thể tạng cần chú ý, không cho trẻ tắm bằng nước quá nóng, quá lâu. Hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm kích ứng da, viêm da. Đặc biệt cần tuyệt đối tránh chà xát, gãi lên vùng da bị bệnh, không cho bé tiếp xúc với bụi, lông súc vật, len, tơ, côn trùng, chó, mèo.
Khi bé bị chàm thể tạng cần cho mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi… Tránh cho trẻ ăn các chất gây kích ứng da như tôm, cá, trứng, sữa trong thời gian bị bệnh.
Trong điều trị chàm thể tạng, có thể cho trẻ dùng corticoid loại nhẹ. Uống kháng histamin: trẻ nhũ nhi uống desloratadine, trẻ lớn uống loratadine (zirrigin), si rô phenergan.
Đọc thêm: