Bé đang bị chàm sữa có nên tiêm phòng theo lịch không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, con em được 4 tháng tuổi, hiện tại đã đến kỳ tiêm chủng theo lịch nhưng bé lại đang mắc phải chàm sữa. Vì lo lắng tình trạng của bé nên em băn khoăn không biết bé đang bị chàm sữa có nên tiêm phòng theo lịch không ạ? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không? Và cách điều trị chàm sữa như thế nào để bé mau khỏi? Mong bác sĩ tư vấn sớm cho em, em xin cảm ơn!

Trả lời: Chào chị!

Như chị đã biết, chàm sữa là bệnh lý ngoài da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi sau sinh đang còn bú mẹ. Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, trán, vùng cổ mặt, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Bệnh biểu hiện thường khởi đầu là một dạng hồng ban, có nhiều mụn nước trên nền hồng ban, đỏ, có thể có nứt da, rịn nước trong hoặc vàng, đóng mài và tróc vảy sau đó.

 Bé đang bị chàm sữa có nên tiêm phòng theo lịch không?

Bé đang bị chàm sữa có nên tiêm phòng theo lịch không?

Đọc thêm: Bé bị chàm sữa kiêng ăn gì?

Trước tiên, với câu hỏi: Bé đang bị chàm sữa có nên tiêm phòng theo lịch không chúng tôi xin trả lời chị như sau:

Nếu cháu bị chàm nặng và kèm bội nhiễm, đang sử dụng một số nhóm thuốc điều trị như corticoid (bôi ngoài hoặc uống) thì nên chờ cháu kết thúc đợt điều trị và ngưng dùng thuốc từ 3 đến 5 ngày là có thể đưa cháu đi tiêm phòng được. 

Còn trong trường hợp cháu bị chàm nhưng ở cấp độ nhẹ, không dùng thuốc gì hoặc chỉ sử dụng các loại thuốc bôi làm dịu da thì vẫn có thể đưa bé đi tiêm phòng theo lịch hẹn.

Tuy nhiên, với chủng ngừa thủy đậu, cha mẹ không nên cho bé tiêm trong khi bé đang bị chàm sữa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

Điều trị chàm sữa thế nào để bé mau khỏi?

Trên thực tế, chàm sữa là một bệnh lý viêm da cơ địa mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay…

Bé bị chàm sữa cần cha mẹ áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt

Bé bị chàm sữa cần cha mẹ áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt

Khi trẻ bị chàm sữa, cha mẹ chớ nên coi thường, ngược lại cần áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé từ vệ sinh cá nhân, nguồn dinh dưỡng tới môi trường sống xung quanh. Theo đó, cha mẹ nên:

- Tránh cho cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt; thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót nhiều lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu dễ gây kích ứng da

- Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường thoáng mát, không quá khô;

- Tuyệt đối không sử dụng các loại sữa tắm thông thường có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt gây kích ứng da bé.

-Lá tắm theo kinh nghiệm dân gian được các chuyên gia y tế chứng minh không hề có tác dụng với bệnh lý chàm sữa ở trẻ, do đó cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng sẽ gây nên những phản ứng ngược như: Kích ứng da, nhiễm trùng…

- Nên sử dụng các sản phẩm đặc trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, điển hình là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để vệ sinh da bé hàng ngày. Sản phẩm được chứng minh công dụng: Kháng viêm, giảm ngứa, dịu da, ngăn ngừa chàm sữa tái phát.

- Không tự ý điều trị bằng cách dùng kháng sinh liều cao, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

- Không cho bé ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển… Không dùng xà phòng giặt đồ hoặc xà phòng của người lớn để tắm cho trẻ.

- Tuyệt đối không dùng các loại kem bôi, thuốc có chứa corticoid hàm lượng cao dùng cho người lớn để thoa cho bé vì sẽ gây teo da, mất màu da, nếu kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận.

Đến này, các nhà khoa học đều nhìn nhận và thống kê cho thấy chàm sữa là một bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ em, song nguyên nhân hoặc tác nhân gây bệnh vẫn còn là ẩn số nên việc điều trị tiệt căn cũng rất khó khăn, một số trường hợp cháu đã 3-4 tuổi vẫn còn, bệnh dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất hay gây dị ứng. Do đó, để điều trị hiệu quả, cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và tắm rửa cho bé cẩn thận, nhất là giai đoạn đang viêm cấp.

TÌM HIỂU THÊM: Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh, Bé bị chàm sữa nặng và cách xử trí

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21