Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý khá phổ biến, vì vậy nhiều bậc cha mẹ tỏ ra coi thường không tìm cách điều trị kịp thời dẫn tới chàm sữa bội nhiễm vô cùng khó chữa và nguy hiểm cho bé. Để chàm bội nhiễm nhanh chóng được đẩy lùi và không có cơ hội tái phát, cha mẹ nên đọc ngay những kiến thức trong bài viết dưới đây.
Vì sao chàm sữa bội nhiễm xuất hiện?
Chàm sữa bội nhiễm là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh phát triển tới khi các bé bước sang 10 tuổi. Đôi khi chàm sữa thông thường có thể biến thành chàm bội nhiễm khi có sự xuất hiện của virut hoặc vi khuẩn tấn công vào vết loét hở hoặc vết thương tại chỗ vùng chàm do bé chà gãi khi có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Chàm sữa bội nhiễm xuất hiện chủ yếu do virut, vi khuẩn hoặc nấm
Để điều trị chàm sữa bội nhiễm hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần biết rõ nguyên nhân vì sao con bị bệnh lý này. Đó có thể do nhiều loại virut, vi khuẩn hoặc nấm. Điển hình là:
- Tụ cầu vàng: Đây là một loại vi khuẩn được tìm thấy trên da, khoảng 20% người lớn khỏe mạnh có thể chung sống hòa bình với tụ cầu vàng. Tuy nhiên, tụ cầu vàng sẽ phát triển mạnh khi xuất hiện tổn thương trên da hoặc rỉ nước. Trong trường hợp bị nhiễm vi khuẩn này, chàm lan nhanh hơn và làm cho việc chữa bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Nhiễm nấm da: Có thể được tìm thấy khắp cơ thể và thường xuất hiện ở những vùng da có ngấn, nếp gấp và kẽ chân. Tình trạng này khá phổ biến kể cả người không bị chàm sữa cũng dễ dàng mắc phải.
- Nhiễm virus hepes simplex (HSV- 1): Có thể gây nhiễm trùng ở người bị bệnh chàm, vì vậy những người bệnh chàm nên tránh tiếp xúc với người bệnh lở miệng hay môi (xuất hiện mụn giộp do virut loại 1 (HSV-1) gây ra). Nếu nó không được chẩn đoán chính xác và điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Biểu hiện của chàm sữa bội nhiễm?
Biểu hiện đặc trưng là một trong những căn cứ chính xác để cha mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng chàm bội nhiễm ở trẻ. Vì vậy, khi thấy da bé xuất hiện những triệu chứng sau đây, cha mẹ hãy nghĩ ngay tới việc bé đã mắc phải chàm bội nhiễm:
- Triệu chứng nóng rát, ngứa, đỏ da: Khi trẻ mắc bệnh chàm bội nhiễm, trẻ dễ gặp phải tình trạng da bị viêm đỏ. Vùng da mặt, cổ, tay chân,… là những vùng dễ bị viêm đỏ nhất. bên cạnh đó, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, liên tục đưa tay lên chà mặt dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, viêm loét.
- Triệu chứng đỏ, nổi mụn nước: Vùng da bị tổn thương do chàm bội nhiễm thường đỏ ửng, và xuất hiện các mụn nước li ti trên da.
- Xuất hiện mủ dịch, lở loét: Vùng da bị bệnh của bé xuất hiện mủ dịch trắng hoặc vàng, lở loét nghiêm trọng. Nếu bé không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu và dẫn tới tử vong.
Nếu nghiêm trọng hơn, bé có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, đau nhức và mệt mỏi.
Đọc Thêm: Bé bị chàm sữa nặng và cách xử lý
Biến chứng của chàm sữa bội nhiễm
Bản thân chàm bội nhiễm là 1 biến chứng của bệnh chàm nhưng chính nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu cha mẹ không điều trị kịp thời.
Chàm sữa bội nhiễm gây nên những hậu quả nặng nề cho trẻ
Các biến chứng của chàm bội nhiễm bao gồm:
- Bệnh chàm kéo dài dai dẳng: Lúc này, cha mẹ cần điều trị nhiễm trùng trước, nên thời gian điều trị thường kéo dài hơn.
- Tăng ngứa ngáy và rộp da: Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời gian bé mắc phải chàm bội nhiễm.
- Sẹo da: Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, những vết chàm bội nhiễm có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ cho làn da của bé.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển ở trẻ khi lạm dụng corticoid: Không ít bậc cha mẹ vì điều trị chàm bội nhiễm cho con mà sử dụng các loại thuốc, kem bôi có chứa corticoid. Nếu sử dụng kéo dài sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch và làm trẻ chậm phát triển.
- Nhiễm trùng máu: Đặc biệt, bệnh chàm bội nhiễm cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn cho trẻ, thông qua tổn thương vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu.
Xem thêm: Bé bị chàm sữa tắm lá gì? tốt nhất
Điều trị chàm bội nhiễm
Điều trị chàm bội nhiễm cần cha mẹ thực hiện sớm để hạn chế những ảnh hưởng không tốt do bệnh gây ra. Thông thường, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virut, bác sĩ có thể chỉ định dùng toa thuốc kháng virut.
Còn nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh uống hoặc tại chỗ.
Ngoài ra, chàm sữa bội nhiễm có thể điều trị bằng các loại kem trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, đa phần các loại kem này đều có chứa steroid nhằm giảm sưng đỏ, nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng mỏng da, sạm da, teo da, nhiễm nấm…
Bên cạnh đó các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng kết hợp với các sản phẩm đặc trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ cũng như đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, để an toàn cho bé, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh trong trường hợp bé xuất hiện chàm sữa bội nhiễm.
Tham khảo:
>>> Mẹ cần kiêng: Chàm sữa kiêng ăn những gì?
>>> Chữa chàm sữa bằng sữa mẹ nguy hiểm như thế nào?