7 Bệnh lý khiến da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh xuất phát từ bên trong cơ thể. Hãy cẩn thận với những biểu hiện nay để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những bệnh lý gây ra hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa:

Top 7 bệnh lý khiến da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa:

1. Bệnh giãn mạch máu

Khi dùng ngón tay ấn các nốt mẩn vào mà nó biến mất, nhưng khi bỏ ngón tay ra lại thấy xuất hiện thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh giãn mạch máu. Theo các bác sĩ, nguyên nhân của bệnh này có thể do sự tấn công của môi trường bên ngoài như bụi bẩn, ô nhiễm, côn trùng đốt, phấn hoa. Thậm chí việc thiếu vitamin cũng có thể gây ra hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do giãn mạch máu.

2. Nhiễm virus siêu vi

Nhiễm virus siêu vi có thể gây nên tình trạng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa với các triệu chứng điển hình như cơ thể mệt mỏi, sốt cao kèm theo các nốt đỏ nhưng không ngứa. Hiện tượng này có thể chấm dứt sau 7 đến 10 ngày.

Da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể do nhiễm virus siêu vi.

Da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể do nhiễm virus siêu vi.

3. Viêm mao mạch dị ứng

Nếu thất da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, hãy nhớ lại xem bạn có từng mắc các bệnh lý về viêm da, đường ruột, khớp không, vì đây có thể là tiền nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Những nốt đỏ này tuy không gây ngứa ngáy nhưng khiến da bị phù, lâu ngày sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4. Bệnh zona

Bệnh zona là tình trạng viêm da do virus với triệu chứng điển hình là da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy đau tại các vùng da đang nổi mẩn do bên trong có chứa nước và chất dịch lỏng. Zona chủ yếu xuất hiện tại các vị trí như cổ, ngực, mặt…

5. Ban xuất huyết

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những trẻ bị sốt cao nhiều ngày, sau khi hạ sốt sẽ xuất hiện tình trạng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Lý giải cho hiện tượng này là do hồng cầu bị thoát ra ngoài mạch máy và tràn ra tổ chức da làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, vết lằn hay mảng xuất huyết, tự khỏi sau 3 - 5 ngày.

Ban xuất huyết có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.

Ban xuất huyết có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.

>>> Xem thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bệnh gì

6. U xơ da

Đây là bệnh lý nguy hiểm do sự rối loạn các mô hoạt động quá mức làm xuất hiện các khối u dưới da. Các nốt mẩn thường có kích thước dưới 10 mm, xuất hiện chủ yếu ở tay, chân, lưng, bụng, bàn chân….

7. Một số bệnh khác:

Ngoài ra, người mắc một số bệnh dưới đây cũng khiến da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa như nhiễm ký sinh trùng, mắc bệnh truyền nhiễm (HIV, giang mai, mụn rộp sinh dục…)

Cách điều trị da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa hiệu quả tại nhà

Một trong những phương pháp để điều trị da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa khá phổ biến là sử dụng lá tắm. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể nấu nước lá khế, lá hẹ, lá kinh giới, sài đất để nguội rồi bôi lên da. Lưu ý phải chọn lọc nguyên liệu sạch, không chứa thuốc bảo vệ thực vật và sâu bọ để tránh tình trạng trầm trọng hơn. Một số loại thuốc Tây dạng bôi, tiêm như thuốc kháng viêm, kháng histamine cần được sự cho phép của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Tây chưa dị ứng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa phải được bác sĩ kê đơn. 

Thuốc Tây chưa dị ứng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa phải được bác sĩ kê đơn. 

Trong trường hợp da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa kéo dài và tái phát liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: >>> Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21