Bị nổi mẩn đỏ ở chân nhưng không ngứa là bệnh gì?

Đa số các bệnh lý ngoài da đều khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy khi bỗng nhiên xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa sẽ khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bệnh này có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.

Một số bệnh lý gây nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa

1. Dày sừng nang lông

Đây là bệnh lý khá nhiều người mắc phải với các dấu hiệu như trên da có các nốt sần li ti, đầu trắng, khô, thường mọc ở đùi, cánh tay, một số trường hợp nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

Nguyên nhân được xác định là do:

- Vi khuẩn tụ cầu vàng S.aureus.

- Nhiễm nấm.

- Suy giảm miễn dịch.

- Ô nhiễm từ môi trường sống: khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất…

Chứng dày sừng nang lông có thể khiến nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.
Chứng dày sừng nang lông có thể khiến nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

>>> Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bị bệnh gì

2. Dị ứng 

Những người sinh sống trong vùng khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ xảy ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

Lý giải điều này là do da không thể điều tiết để thích nghi với nhiệt độ môi trường. Trường hợp không ngứa có thể là do các tế bào bạch cầu theo máu đi qua thành mạch máu vào trong mô dịch gây nên.

Ngoài ra, việc ăn các loại hải sản, trứng sữa, đậu phộng cũng có thể khiến cơ thể sản sinh ra Histamin gây ngứa và nổi mẩn đỏ trên da.

3. Bệnh về máu

Hãy làm một phép thử, dùng ngón tay nhấn vào chân sau đó thả ra, nếu vị trí này vẫn bị đỏ thì đây là triệu chứng của xuất huyết và các bệnh về máu khác. Cần tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

4. Bệnh lý về gan mật

Gan, mật đóng vai trò như một nhà máy đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Một khi chức năng này bị suy yếu, những độc tố dư thừa sẽ được loại bỏ ra ngoài bằng cách “biểu tình” qua da, gây ra tình trạng bị nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

Bệnh lý gan mật có thể khiến nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

Bệnh lý gan mật có thể khiến nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa.

Cách xử lý các nốt đỏ ở chân hiệu quả tại nhà

Nhận biết được bệnh qua các triệu chứng trên giúp cha mẹ dễ dàng lựa chọn cách xử lý  phù hợp khi con bị nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa

- Chườm đá: đá lạnh có tác dụng giảm sưng rất tốt, hãy dùng một chiếc khăn bọc vài viên đá chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, làm liên tục 15 phút, mỗi ngày 3 - 5 lần.

- Chườm ấm: Sử dụng túi bã trà vừa pha xong chườm lên vị trí mẩn đỏ, hơi ấm và tinh chất trà có khả năng kháng khuẩn tốt, đồng thời lưu thông máu và đem lại cảm giác dễ chịu hơn.

- Đắp chanh, dưa leo giúp dưỡng ẩm cho da và làm giảm khó chịu.

Ngoài ra, người bị nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cần thiết bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung vitamin khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung vitamin khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ ở chân không ngứa

- Tránh xa các yếu tố có thể gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, xà phòng…

- Tuyệt đối không được cào gãi.

- Không nên dùng nước ấm để tắm vì có thể khiến da khô hơn và mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên.

- Nói không với chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, trứng, sữa…

- Mặc đồ thông thoáng, chất liệu cotton để da được “thở” nhiều hơn.

Đọc thêm:

>>> Cách chữa mụn nước ở chân đơn giản tại nhà

>>> Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở lòng bàn chân phải làm sao?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status