Bắt bệnh cho trẻ qua lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa

Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa thường là “tín hiệu” cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh lý. “Bắt bệnh” cho con qua những dấu hiệu này giúp cha mẹ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Một số bệnh ở trẻ khiến lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa

Hiện tượng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ khá phổ biến, các nốt đỏ với kích thước to nhỏ, mức độ ngứa và phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và yếu tố cơ địa.

Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa là biểu hiện nhiều bệnh lý ở trẻ.

Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa là biểu hiện nhiều bệnh lý ở trẻ.

Thông thường hiện tượng này có thể giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Nhưng trong một số trường hợp các nốt mẩn đỏ ngứa dữ dội và xuất hiện bọng nước thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh dưới đây:

1. Bệnh nổi mề đay

Mề đay là bệnh mạn tính khá phổ biến ở trẻ em với biểu hiện là các sẩn ngứa có màu đỏ, hồng hoặc trắng nhạt, gây ngứa âm ỉ đến dữ dội. Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa sẽ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc. Mê đay xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, dị ứng thức ăn hoặc mề đay vô căn có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần.

Tìm hiểu: Chữa bệnh mề đay mãn tính bằng đông y hiệu quả

2. Bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa gây ra những mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Nếu để trẻ tiếp tục cào gãi lên các nốt mụn sẽ khiến chất dịch bên trong vỡ ra dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm.

Bệnh chàm tổ đỉa cũng gây ra hiện tượng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ.

Bệnh chàm tổ đỉa cũng gây ra hiện tượng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ.

Để hạn chế bệnh tái phát, cha mẹ cần tránh cho con tiếp xúc với những nơi ẩm thấp hoặc quá khô, hạn chế tiếp xúc với kim loại và các chất hóa học, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.

3. Viêm da cơ địa (chàm sữa/eczema)

Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là do di truyền hoặc bản thân trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như hải sản, trứng, sữa, xà phòng...

Bệnh gây ra những tổn thương tại nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa. Viêm da cơ địa biểu hiện bởi 5 giai đoạn khác nhau, xuất hiện trên da với nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa, kích thước khác nhau, trẻ sẽ cảm thấy ngứa râm ran khó chịu, quấy khóc, khó ngủ… Nếu để bé tiếp tục cào gãi sẽ khiến các nốt mụn này rỉ dịch, đóng vảy tiết và đối mặt với nguy cơ bội nhiễm cao.

4. Viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân khiến lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa có thể là do bệnh viêm da tiếp xúc vì dây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Thông thường viêm da sẽ xảy ra tại những vị trí tiếp xúc với dị nguyên gây ra các ban hồng, ngứa rát châm chích. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau 3 - 5 giờ. Trường hợp trẻ tiếp xúc với hóa chất thì cha mẹ cần theo dõi sát sao biểu hiện của bé tránh trường hợp bỏng da do axit hay nhiễm khuẩn.

5. Một số nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân trên, việc lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý dưới đây:

- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

- Bệnh vảy nến.

- Bệnh ghẻ.

Vẩy nến, Lupus ban đỏ hay bệnh ghẻ có thể khiến long bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa.
Vẩy nến, Lupus ban đỏ hay bệnh ghẻ có thể khiến long bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa.

Biện pháp cải thiện nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.

- Ngâm rửa bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt, ngăn ngừa bội nhiễm. Nước ấm còn giúp máu lưu thông, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

- Chườm lạnh cũng giúp các nốt mẩn dịu bớt, giảm mẩn đỏ, nóng rát hiệu quả. Mẹ có thể lấy khăn sữa bọc vài hạt đá viên rồi chườm lên da, lặp lại 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần 5 - 10 phút.

- Dùng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi tổn thương và ngừa sẹo hiệu quả. Bôi kem dưỡng ẩm lên vị trí lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa giúp bé dễ chịu, giảm cảm giác châm chích và sưng nóng hiệu quả.

- Mang bao tay: Trường hợp lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa do viêm da tiếp xúc, cha mẹ nên cho bé đeo bao tay sạch, thông thoáng để hạn chế việc con tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên từ môi trường, ngăn ngừa bệnh bùng phát. Đồng thời sử dụng sữa tắm gội, nước giặt không chứa chất tạo bọt, paraben để tránh bị kích ứng.

Bác sỹ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW khuyên dùng Bột tắm Nhân Hưng cho các bệnh ngoài da ở trẻ.
Bác sỹ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW khuyên dùng Bột tắm Nhân Hưng cho các bệnh ngoài da ở trẻ.

Vệ sinh da bằng bột tắm thảo dược trẻ em Nhân Hưng, thành phần Berberine, Hoàng liên, Chlorophyll, Natri bicabonate… giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên các triệu chứng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa được hội đồng chuyên gia đầu ngành chuyên dùng.

Đọc thêm: Mụn nước ở kẽ ngón tay là bệnh gì?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status