Vùng da mặc tã/bỉm không phải là vị trí duy nhất khiến trẻ bị hăm. Trên thực tế, trẻ có thể bị hăm ở vùng cổ, và các vùng da nếp gấp như: nách, ngấn chân, ngấn tay… Hăm tã gây nên nhiều đau đớn, khó chịu cho trẻ, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể bị sốt cao, tiêu chảy kéo dài.
Làn da của trẻ sơ sinh rất non yếu nên khi gặp các tác nhân gây hại từ môi trường da trẻ sẽ phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Sở dĩ trẻ mắc phải hăm tã cũng bắt nguồn từ sự tấn công của vi khuẩn trong quá trình cha mẹ đóng tã/bỉm và vệ sinh da bé không đúng cách. Hăm tã cũng là bệnh lý phổ biến mà mọi trẻ đều có thể mắc phải, nhưng đa phần các bậc phụ huynh đều chưa hiểu kỹ càng về bệnh.
Dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ mắc phải hăm tã?
Mặc dù hăm tã có những dấu hiệu đặc trưng điển hình nhưng không ít cha mẹ vẫn khó nhận biết, một số còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác gây khó khăn cho việc điều trị.
Nếu con xuất hiện dấu hiệu này, 99% con đã mắc phải bệnh lý hăm tã rồi nhé:
- Vùng da nếp gấp, bộ phận sinh dục và phần mông, cổ của bé nổi mẩn đỏ.
- Vùng da bị hăm sờ vào có cảm giác nóng ran hơn những vùng da khác.
- Bé khó chiu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc lau rửa vùng da mặc tã.
- Khi bé bị hăm nặng có thể xuất hiện các vết loét, chảy nước.
Những vị trí trên cơ thể trẻ dễ bị hăm?
Khu vực mông và hậu môn
Mông và Hậu Môn của trẻ là vùng da dễ bị hăm tấn công
Sử dụng tã/bỉm thường xuyên hoặc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài khiến da tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài gây kích ứng dẫn tới viêm nhiễm và hăm. Ngoài ra, khu vực mông và hậu môn có nhiều nếp nhăn nên rất dễ bít mồ hôi, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da.
Một nguyên nhân khác khiến vùng mông và hậu môn của trẻ trở thành khu vực lý tưởng cho hăm tã tấn công là do mẹ sử dụng tã/bỉm không phù hợp với cơ địa của trẻ, hoặc chất lượng kém. Thay tã không đúng cách, vệ sinh không sạch sẽ cũng khiến bé dễ bị hăm hơn.
Vùng da quanh cổ
Những trẻ mập mạp, bụ bẫm có nhiều ngấn ở cổ sẽ dễ dàng mắc phải hăm cổ. Bởi đây cũng là vùng da tiết nhiều mồ hôi, tập trung nhiều vi khuẩn, dễ gây nhiễm trùng. Mặt khác các nếp gấp ở cổ bé còn thường xuyên cọ xát vào nhau, tác động trực tiếp đến sự bài tiết của tuyến mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh hăm.
Hăm cổ khiến bé đau đớn, khó chịu
Bên cạnh đó, vì sợ bé lạnh nên nhiều cha mẹ thường xuyên quấn khăn ở cổ cho bé khiến lỗ chân lông bít tắc, vi khuẩn càng có cơ hội tấn công mạnh hơn.
Các nếp gấp ở cổ bé còn thường xuyên cọ xát vào nhau, tác động trực tiếp đến sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Nó làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng hăm cổ.
Vùng da có nhiều nếp gấp: nách, ngấn chân, ngấn tay
Vùng da có nhiều nếp gấp: nách, ngấn chân, ngấn tay… là nơi da bé dễ bị cọ xát và đọng nhiều mồ hôi, ẩm ướt. Nếu cha mẹ không kịp thời lau khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm dẫn tới hăm.
Vùng da nếp gấp như nách, ngấn tay, ngấn chân là vị trí dễ bị hăm
Hướng dẫn mẹ cách xử trí khi trẻ bị hăm
Hăm tã xử trí càng sớm trẻ sẽ không phải chịu đau đớn, khó chịu cùng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để xử trí hăm tã, chuyên gia hướng dẫn cha mẹ nên thực hiện theo những cách sau:
- Chú trọng vệ sinh da bé: Rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm sạch. Với vùng da nếp gấp, vùng cổ cha mẹ cần lau rửa cho bé mỗi ngày 2 lần, lau mồ hôi mỗi khi bé chơi đùa để tránh vi khuẩn tích tụ gây ra hăm.
Sau khi lau rửa xong cần thấm khô bằng khăn bông rồi mới thay tã, mặc quần áo mới cho bé. Khi rửa cần nhẹ nhàng tránh để bé đau và xây xước nặng thêm.
Hăm tã xử trí càng sớm càng nhanh khỏi
- Lựa chọn tã/bỉm chất lượng, phù hợp với làn da của trẻ: Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hăm là do tã/bỉm cha mẹ chọn không phù hợp, tã/bỉm chất lượng kém. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ tã/bỉm, trong quá trình cho con sử dụng thấy bé bị kích ứng cần thay loại tã/bỉm khác ngay. Ngoài ra, việc thay tã/bỉm thường xuyên (4 tiếng/lần) cũng giúp vùng da của bé được thoáng mát, sạch sẽ.
- Không sử dụng phấn rôm, bột bắp khi bé bị hăm. Phấn rôm sẽ làm bít lỗ chân lông của trẻ khiến mồ hôi không thoát ra được tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây viêm, hăm. Mặt khác, sử dụng phấn rôm còn khiến bé hít phải gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
- Không dùng kem trị hăm có chứa hóa chất, corticoid, bởi đây là nguyên nhân khiến bé bị kích ứng, nhiễm trùng, nếu lạm dụng dài ngày còn gây nên hiện tượng teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận.
- Thận trọng khi dùng lá tắm chữa hăm cho trẻ. Nếu lá tắm (lá trầu không, lá khế, lá chè xanh…) không được sơ chế kỹ càng sẽ lẫn tạp chất, bụi bẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật… gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
- Cho bé mặc quần áo chất liệu cotton mềm mại để không gây cọ xát vào vùng da bị hăm của trẻ.
- Mẹ chú ý tới chế độ ăn uống. Trong quá trình con bị hăm tã, mẹ cần theo dõi sát sao chế độ thực phẩm, nếu thấy con có biểu hiện dị ứng, tiêu chảy cần ngừng ngay thực phẩm đó lại.
- Lựa chọn sản phẩm trị hăm cho bé có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên: Trước những tác hại nguy hiểm của các loại thuốc tân dược điều trị hăm cho trẻ, các bậc chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm trị hăm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hiện nay, Bột tắm Nhân Hưng là sản phẩm trị hăm hàng nghìn mẹ Việt tin tưởng sử dụng nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và làm sạch da, giúp đánh bay các dấu hiệu hăm chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
Bột tắm Nhân Hưng được thiết kế dưới dạng gel từ 100% thảo dược tự nhiên nên an toàn, tiện dụng khi sử dụng cho bé trong thời gian dài.
Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng
Để trị hăm cho con, mẹ thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của trẻ bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.
Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Bột tắm Nhân Hưng lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.
Bước 3: Sử dụng cho bé ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.