Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ, nhất là các bé dưới 1 tuổi và những bé sinh non, sức đề kháng kém. Lúc này mẹ sẽ thấy số lần đi tiêu của con tăng lên gấp đôi hoặc hơn thế nữa so với bình thường. Vậy bé 5 tháng tuổi mà bị tiêu chảy kéo dài có sao không, có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Để giúp các mẹ nắm rõ hơn về điều này, các chuyên gia sẽ đưa ra những chia sẻ ngay sau đây.
Các mẹ nên biết rằng trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường là do đường ruột của con đang bị nhiễm khuẩn. Thủ phạm chính thường là do vi khuẩn, virus hay một số ký sinh trùng có hại khác.
Đặc biệt nếu thức ăn mà bé ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bẩn, chế biến không sạch, chưa nấu chín kỹ hoặc bảo quản không tốt cũng dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra bé có thể nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn ở những nơi công cộng.
Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho rằng tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em mà không được xử lý sớm, xử lý đúng cách sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể gây ra một số hậu quả như sau:
- Tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất nước: theo thống kê thì tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị mất nước nhanh nhất. Khi tiêu chảy, bé vừa bị đi ngoài, vừa sốt và nôn mửa nên càng mất nước nhanh hơn, khiến cho các hoạt động sẽ yếu dần.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể gây tử vong.
- Gây suy dinh dưỡng: tiêu chảy kéo dài ở trẻ em sẽ gây rối loạn một số các chất điện giải trong cơ thể. Đặc biệt lúc này bé còn sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, ăn vào thì nôn ra, không hấp thu được chất dinh dưỡng nên càng dễ bị còi xương.
- Gây nhiễm trùng huyết: tiêu chảy kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan nhanh, chúng tấn công vào máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều và thậm chí có thể gây tử vong.
- Đe doạ đến tính mạng: tiêu chảy gây mất nước nhanh, nếu không được bù nước sớm sẽ gây tử vong bất cứ lúc nào. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ trẻ bị tử vong do tiêu chảy đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bé bị tiêu chảy kéo dài mẹ phải làm sao?
Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, mẹ nên cho con đến khám tại bệnh viện. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy là do đâu. Căn cứ vào đó mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, giúp bé mau khỏi.
Bên cạnh đó các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc nào như thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu hoặc hạ sốt. Trừ trường hợp bé sốt cao trên 38 độ C thì mới uống thuốc hạ sốt và phải tham khảo ý kiến của bác sỹ để chọn đúng loại cũng như dạng bào chế và liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé
- Bù nước cho bé bằng cách cho con uống nhiều nước. Vừa kết hợp uống nước lọc và nước ép hoa quả để tránh mất nước. Nếu bé kèm theo cả sốt thì có thể bổ sung dung dịch bù điện giải oresol cho bé để hạ sốt và bù nước nhanh.
Cho bé ăn uống hợp lý khi bị tiêu chảy.
- Nếu bé vẫn đang bú mẹ thì hãy cố gắng cho bé bú mẹ thật nhiều để tăng cường sức đề kháng giúp bé mau chóng bình phục.
- Khi tiêu chảy kéo dài mẹ cũng nhớ phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày cho con. Nhất là sau khi bé đi tiêu xong, tránh trường hợp gây nhiễm trùng hậu môn. Đồng thời cũng rửa sạch tay cho bé với xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Xây dựng chế độ ăn uống cho bé thật khoa học. ưu tiên ăn các món cháo, cơm gạo trắng, bánh mỳ, rau củ quả trái cây…để bé sớm khỏi. Tránh không cho bé ăn đồ sống, tái, hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng, bánh kẹo ngọt…Đồ ăn cần phải nấu chín kỹ, mềm và loãng như cháo để con dễ tiêu hoá và hấp thụ…
- Đảm bảo môi trường sống cho bé thật sạch sẽ, thoáng mát, tắm rửa hàng ngày
Đọc thêm:
> Điểm danh những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em
> Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả