Đa số các bậc cha mẹ đều cho rằng, hăm da ở trẻ chỉ xuất hiện ở vùng mông – nơi mà cha mẹ thường xuyên đóng bỉm cho bé. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi rất nhiều trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ mà không biết phải làm sao để hết sau 3-5 ngày? Bởi đây là vùng da có nhiều nếp gấp lại thường xuyên bị quần áo cọ xát hoặc cha mẹ sợ con lạnh nên thường xuyên quấn khăn. Chính điều này đã khiến cho hăm da vùng cổ ngày càng “được nước” gây đau đớn cho bé.
Mẹ ơi, vì sao con bị hăm da vùng cổ?
Không phải vùng da dưới mông, bẹn hay đùi mà lại là vùng cổ của con xuất hiện tình trạng hăm da ở trẻ khiến các bậc cha mẹ không khỏi hoang mang lo lắng. Đâu là nguyên nhân khiến con bị hăm da vùng cổ? Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh bị hăm vùng cổ là do những “thủ phạm” sau:
Hăm cổ khiến trẻ đau đớn, quấy khóc
- Trẻ bị hăm cổ do thời tiết: Mùa hè nóng bức khiến da trẻ đổ nhiều mồ hôi, mẩn ngứa đặc biệt ở vị trí nếp gấp như vùng cổ nên tình trạng hăm dễ dàng xuất hiện. Với những bé có thân hình mũm mĩm, tình trạng này xảy ra dễ dàng hơn.
- Da trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm: Vùng cổ là vùng có nhiều nếp gấp, nhất là ở trẻ sơ sinh dễ trở thành nơi cư trú lý tưởng cho bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn, nấm, gây hại cho da trẻ.
- Trẻ bị hăm cổ do ma sát: Do trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm, cổ còn hơi ngắn nên những nếp gấp tại vùng cổ sẽ chà xát với nhau liên tục gây kích ứng.
- Yếu tố khác: Không chỉ có thời tiết, nhiễm khuẩn, hay do ma sát mà quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày như: khi trẻ bú sữa, sữa có thể rơi xuống cổ của trẻ nhưng sau đó, mẹ không biết, không lau khô khiến trẻ bị hăm cổ. Hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ không được lau khô, nhất là những phần có nếp gấp... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da vùng cổ tấn công.
- Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng hăm da vùng cổ ở trẻ xuất hiện là do cha mẹ quá lạm dụng phấn rôm khiến làn da của trẻ bí bách. Nguy hiểm hơn, khi các phân tử phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ sẽ tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé, gây bít lỗ chân lông khiến da bé bị viêm nhiễm.
Vệ sinh không sạch sẽ vùng cổ sau mỗi bữa ăn hoặc cho trẻ bú sữa khiến bé bị hăm da vùng cổ
Ngấn cổ (nếp gấp trên da quá nhiều) khó vệ sinh dẫn đến hăm - thường gặp ở những bé bụ bẫm
Quấn khăn quá dày cũng lam vùng cổ bé bị hăm
Cách đơn giản đánh bay hăm da vùng cổ ở trẻ sau 3-5 ngày
Hăm da vùng cổ không chỉ khiến bé khó chịu, đau đớn, quấy khóc mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ phải làm sao để điều trị khỏi sau 3-5 ngày là mong muốn của rất nhiều cha mẹ.
Vệ sinh cho bé mỗi ngày 2 lần với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để hăm da vùng cổ hết sau 3-5 ngày
Hăm da vùng cổ có những đặc trưng riêng khác với tình trạng hăm ở những khu vực khác, vì vậy đòi hỏi cha mẹ cần nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm trẻ bị đau đớn, khó chịu. Trước khi dùng đến bất kỳ loại kem chống hăm hay sữa tắm đặc biệt nào, mẹ cần tuân thủ 5 bước sau đây để đảm bảo việc điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả.
Bước 1: Vệ sinh vùng cổ bị hăm của bé mỗi ngày 2 lần với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Mỗi lần mẹ hòa tan 1 gói bột tắm với 0,5 lít nước ấm và lau nhẹ nhàng tránh chà sát làm bé đau đớn. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da bé giúp loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhiễm và làm lành nhanh các vết tấy đỏ, lở loét.
Bước 2: Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại lá tắm tự nhiên hay xà bông, sữa tắm chứa hóa chất để tắm cho bé trong giai đoạn bé đang mắc phải hăm da. Bởi đây là nguy cơ gây kích ứng làn da non nớt của trẻ và khiến tình trạng hăm da vùng cổ thêm nặng.
Bước 3: Cho bé mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, không có cổ áo để tránh vải chà xát vào vùng da bị hăm khiến bé khó chịu, đau đớn.
Bước 4: Chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Tránh các loại nước giặt có pha hương liệu mạnh, có nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.
Bước 5: Giúp bé yêu luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da vùng cổ, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát hoặc dùng máy lạnh trong phòng vào những ngày oi bức.
Hầu hết các trường hợp bé mắc phải hăm da vùng cổ nếu được điều trị đúng cách sẽ hết ngay sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tình trạng hăm cổ ở bé trở nặng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy hăm da vùng cổ ở bé xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.
- Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà
- Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu
Cách tốt nhất để hăm da vùng cổ ở bé không có cơ hội xuất hiện là cha mẹ hãy quan tâm đặc biệt tới chế độ sinh hoạt và vệ sinh da bé đúng cách.
Đọc thêm: Hăm mông ở trẻ và những thói quen khiến bé mắc bệnh