Những điều cần biết về bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi trong giai đoạn trẻ thường xuyên mang tã/bỉm. Vùng da bị hăm tã khiến trẻ khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh lý hăm tã với những dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm để đưa ra cách điều trị kịp thời cho con.

Hăm tã là gì?

Hăm tã được định nghĩa là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã. Còn thuật ngữ y tế gọi đây là tình trạng viêm da do kích ứng với tã. Hăm tã khiến vùng da mặc tã của trẻ bị mẩn đỏ nhẹ, sau đó lan rộng tương tự như phát ban. Trẻ có thể bị đau rát, chảy máu.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hăm tã là do sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là:

Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân
Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân

+ Do nước tiểu của bé: Nước tiểu được sản sinh từ chất thải của thận, trong nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn khi tiếp xúc với làn da non nớt của trẻ có thể kích ứng da, viêm da.

+ Phân của bé: Trong phân của bé có đầy đủ các vi khuẩn và chất kích thích dễ dàng khiến da trẻ bị kích ứng. Nếu chúng tồn tại trong tã của trẻ một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng hăm tã.

+ Mồ hôi, nhiệt độ và độ ẩm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiếu động nên việc ra nhiều mồ hôi không thể tránh khỏi. Mặt khác, khi bé tiểu tiện hay đại tiện trong tã sẽ khiến khu vực này trở lên ẩm ướt. Những yếu tố này kết hợp sẽ khiến da trẻ nhăn nheo và dễ dàng bị kích ứng với các độc tố trong chất thải.

+ Da trẻ bị kích ứng do cọ xát liên tục: Da của trẻ mỏng manh hơn bạn nghĩ, chúng dễ bị tổn thương do bị cọ xát khi tắm hoặc da sự tác động của tã/bỉm.

+ Hóa chất trong bột giặt hoặc chất làm mềm vải có thể khiến da trẻ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hăm tã.

+ Nấm (Candida): Nhiệt cùng độ ẩm trong tã là môi trường lý tưởng để nấm sinh sôi, phát triển. Khi da trẻ bị các yếu tố trên “tấn công” sẽ dẫn tới hăm tã, và tình trạng này có thể trở lên nghiêm trọng hơn khi có sự xuất hiện của nấm Candida.

Dấu hiệu nhận biết

Để nhận biết sớm bệnh lý hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những dấu hiệu trên vùng da tiếp xúc với tã/bỉm chính là “kim chỉ nam” giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện. Ngoài ra, những dấu hiệu này cũng “tố cáo” trẻ đang ở giai đoạn nào của hăm tã, từ đó giúp cha mẹ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Nhận biết sớm hăm tã ở trẻ qua 5 cấp độ
Nhận biết sớm hăm tã ở trẻ qua 5 cấp độ

+ Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh nên vùng da bị hăm của bé chỉ xuất hiện vết ửng đỏ nhỏ, da vẫn khô ráo hoặc có thể nhìn thấy những nốt mụn nhỏ.

+ Cấp độ 2: Lúc này, vùng da bị hăm tã của trẻ có xu hướng lan rộng hơn. Các nốt mụn đỏ xuất hiện rải rác xung quanh khu vực mặc tã/bỉm, bé bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy và thường xuyên đưa tay cọ xát vùng da mặc tã.

+ Cấp độ 3: Tình trạng hăm lan rộng với những vết ửng đỏ có diện tích lớn hơn. Quan sát kỹ mẹ sẽ thấy vết hăm trở nên đậm màu và rõ ràng hơn, xuất hiện nhiều hơn trên da.

Khi mẹ tắm hay thay tã bé sẽ quấy khóc nhiều hơn. Do đau rát, khó chịu nên bé không ngủ thẳng giấc, hay ngọ nguậy, cáu gắt cả ngày.

+ Cấp độ 4: Ở cấp độ này, tình trạng hăm tã ở trẻ đã bắt đầu nguy hiểm khi vùng da bị hăm trở lên rõ rệt và xuất hiện nhiều hơn, nổi nốt sần trên da. Da bé hơi sưng hoặc đỏ dữ dội, thậm chí có cả mụn mủ.

Cảm giác đau rát tăng lên khiến bé rất khó chịu, có thể bỏ bú, bỏ ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.

+ Cấp độ 5: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh lý hăm tã, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc nhiễm trùng da do da bé bị sưng và phù nề nặng. Các vết đỏ có diện tích lớn và sưng lên, trên da xuất hiện vết sần có mủ.

Ở cấp độ này, bé không chỉ quấy khóc mà còn bị sốt nhẹ do vùng da bị hăm tã gây đau. Do đó, thời gian điều trị cũng khó khăn và kéo dài hơn, da bé có thể để lại sẹo thâm.

Tìm hiểu: Top 5 loại kem trị hăm tã tốt nhất

Cách điều trị

Để điều trị hăm tã cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp dân gian hoặc sử dụng thuốc trị hăm tã.

Trị hăm tã theo phương pháp dân gian

+ Dùng lá trầu không: Với đặc tính kháng khuẩn cao, lá trầu không là lựa chọn hoàn hảo để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và một số loại nấm trên da. Theo đó, mẹ chuẩn bị 3-4 lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ, sau đó đun thành nước tắm hàng ngày cho bé.

+ Dùng lá trà xanh: Hợp chất polyphenol trong trà xanh là chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, trong khi đó axit tanic lại có thể chống nấm rất hiệu quả. Do đó, sử dụng lá trà xanh để trị bệnh hăm tã ở trẻ có thể đem lại kết quả tốt.

Để thực hiện mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch sau đó đun nước tắm cho bé. Sau khi tắm xong cần tráng lại với nước sạch để loại bỏ tinh bột của trà khỏi da bé.

+ Dùng lá khế: Lá khế chứa nhiều vitamin, đặc biệt là acid oxalic với tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi làn da bị hăm rất tốt, từ đó giúp tái tạo làn da mới.

Để trị hăm cho trẻ bằng lá khế mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khế rửa sạch, cho vào xay hoặc giã nát cùng 1 thìa muối trắng. Sau đó, dùng rây lọc lấy nước, đem đun sôi rồi pha cùng nước sạch tắm hoặc rửa vùng da bị hăm cho bé.

Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng để trị hăm tã cho bé đem lại hiệu quả cao
Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng để trị hăm tã cho bé đem lại hiệu quả cao

Trị hăm tã bằng kem bôi ngoài da, bột tắm thảo dược

+ Kem Bepanthen: Bepanthen là kem trị hăm tã có nguồn gốc từ nước Đức với thành phần chính là Dexpanthenol, mỡ cừu và sáp ong. Đây là những thành phần không gây độc, an toàn tuyệt đối cho bé, đồng thời giúp da bé mềm mại hơn.

+ Kem Sudocream: Là sản phẩm có nguồn gốc từ Anh với thành phần chính là kẽm oxyd và mỡ cừu. Ưu điểm của sản phẩm đó là an toàn, lành tính với da bé, đồng thời có tính chống nước nên rất tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm đó là gây nhờn dính, dễ bám dính vào da và quần áo của trẻ.

+ Bột tắm Nhân Hưng: Ngoài cách trị hăm cho bé bằng thảo dược tự nhiên hay các loại kem bôi ngoài da, Bột tắm Nhân Hưng là sản phẩm được nhiều mẹ Việt tin dùng nhờ chứa hoạt chất Berberine từ thảo dược giúp đem lại tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm từ đó giảm tấy đỏ vùng da bị hăm của trẻ và ngăn ngừa sự lan rộng của vết loét. Ngoài ra, Berberine cũng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn để giảm mụn và mụn mủ.

Berberine kết hợp với tinh chất Hoàng liên, Chlorophyll, Tinh dầu Mùi giúp săn se bề mặt da và liền da nhanh hơn với vùng da bị hăm lở loét.

Cách sử dụng như sau: Hòa tan 2 gói Bột tắm Nhân Hưng với 0,5 lít nước ấm, sau đó vệ sinh vùng da bị hăm cho bé, không cần tắm tráng lại. Mỗi ngày mẹ nên thực hiện 2 lần để đem lại hiệu quả tối ưu.

Bạn có biết: Hướng dẫn bôi kem chống hăm đúng cách cho trẻ

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Phòng ngừa hăm tã ở trẻ không phải là chuyện khó nếu cha mẹ áp dụng ngay các biện pháp dưới đây:

+ Thay tã/bỉm thường xuyên cho trẻ: Việc sử dụng tã/bỉm thường xuyên trong thời gian dài là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khiến bé bị hăm. Do đó, thay tã/bỉm thường xuyên cho trẻ (2 tiếng/lần) sẽ giúp phòng ngừa hăm tã hiệu quả.

+ Vệ sinh vùng da mặc tã/bỉm bằng nước ấm sạch: Vệ sinh vùng da mặc tã/bỉm cho bé thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công da bé. Thay vì sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng có khả năng gây kích ứng cha mẹ chỉ nên dùng nước ấm hoặc Bột tắm Nhân Hưng từ thảo dược để phòng ngừa hăm tã cho trẻ.

+ Thường xuyên “thả rông” cho bé: Bé sẽ rất khó chịu và bí bách nếu thường xuyên mang tã/bỉm, vì vậy nếu được “thả rông” trong thời gian dài vùng da mặc tã sẽ trở nên khô thoáng, bớt khó chịu, đau rát khi bị tã/bỉm cọ xát.

+ Sử dụng tã/bỉm hợp với da bé: Nếu tã/bỉm bé đang dùng khiến tình trạng hăm diễn ra thường xuyên, có thể loại tã/bỉm đó không phù hợp với trẻ và mẹ cần đổi sang loại khác. Bên cạnh đó, khi chọn tã/bỉm cho con mẹ cũng cần chú ý tới kích cỡ, chất liệu để bé luôn cảm thấy thoải mái và không gây kích ứng.

Cà chua, dâu tây, cam, việt quất… là những thực phẩm chứa nhiều axit trẻ bị hăm tã không nên ăn
Cà chua, dâu tây, cam, việt quất… là những thực phẩm chứa nhiều axit trẻ bị hăm tã không nên ăn

Chế độ ăn phù hợp khi trẻ bị hăm tã

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị hăm tã. Nên ăn gì, kiêng gì khi trẻ bị hăm tã là điều cha mẹ cần nắm được.

+ Những thực phẩm nên ăn: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm là nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp bệnh lý hăm tã ở trẻ mau chóng bị đẩy lùi. Bên cạnh đó, cho trẻ uống đủ nước, sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa hăm tã hiệu quả.

+ Những thực phẩm nên kiêng: Những thực phẩm chứa hàm lượng axit cao được coi là tối kỵ với trẻ bị hăm tã. Do đó, cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại quả có chứa axit như: cam, cà chua, dâu tây, việt quất, mâm xôi… để tránh tình trạng hăm tã trở nên nặng hơn.

Tìm hiểu thêm:

>>> Cách trị hăm tã mùa hè nắng nóng

>>> Hướng dẫn cách trị hăm tã bằng bột tắm Nhân Hưng

>>> Trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21