Một số loại thực phẩm khiến tình trạng hăm tã của trẻ thêm nặng - điều này nghe có vẻ lạ nhưng khoa học đã chứng minh thực phẩm là tác nhân lớn ảnh hưởng đến việc chữa trị bệnh hăm, đôi khi chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý hăm. Vì vậy, bên cạnh tã/bỉm hay vấn đề vệ sinh da bé, thực phẩm cũng là yếu tố cha mẹ cần quan tâm đặc biệt.
Nếu một ngày đẹp trời mẹ phát hiện vùng mông, háng, vùng da nếp gấp (cổ, nách, bẹn…) xuất hiện những biểu hiện của bệnh lý hăm tã cũng đừng lấy làm ngạc nhiên, bởi theo thống kê khoảng 30% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới mắc phải bệnh lý này.
Hăm tã không những gây đau đớn, khó chịu cho bé mà còn khiến bé chậm phát triển, thậm chí ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị hăm tã, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do tã/bỉm cùng với việc vệ sinh da bé không đúng cách…
Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh đôi khi thực phẩm là nguyên nhân gây ra hăm tã và đôi khi nó cũng ảnh hưởng lớn đến việc chữa trị bệnh. Lý do là thực phẩm khiến phân của bé thay đổi, do đó rất dễ khiến bé bị hăm. Vậy, khi bé bị hăm tã đâu là thực phẩm bé cần tránh? Đâu là thực phẩm bé nên tích cực bổ sung để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi?
Thực phẩm bé nên tránh khi bị hăm tã
Cà chua
Cà chua khiến bé bị hăm nặng hơn
Cà chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe và làn da, nhưng đối với trẻ bị hăm tã, cà chua không phải là thực phẩm mà bé nên ăn do cà chua có tính axít, làm tăng khả năng phát triển hăm da.
Bởi vậy, khi ăn dặm, bé có thể bị hăm da nếu ăn một lượng lớn cà chua hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cà chua. Nếu mẹ nhận thấy bé bị hăm da, hãy tạm thời loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn. Ngoài ra, nếu bé nhà bạn đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ hãy hạn chế ăn cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua để làm dịu cơn hăm của bé nhé.
Cam
Cam là thực phẩm có tính axit, có thể gây hăm tã
Nếu nói về hàm lượng vitamin C, chắc chắn cam là loại quả tuyệt vời, tuy nhiên cũng giống như cà chua, cam là thực phẩm có tính axit, có thể gây hăm tã. Nếu bé thường xuyên uống nước cam hoặc ăn cam thì đây có thể là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
Vì vậy, khi bé xuất hiện dấu hiệu hăm tã, cha mẹ nên loại bỏ nước cam và các loại thực phẩm có họ với cam ra khỏi thực đơn của bé để giúp phân bé trở lại bình thường.
Dâu tây, việt quất, mâm xôi
Dâu tây, mâm xôi, việt quất là những loại quả có chứa lượng axit cao
Cũng như cam và cà chua, dâu tây, mâm xôi, việt quất là những loại quả có chứa lượng axit cao, làm thay đổi thành phần phân của bé khiến bé dễ dàng bị hăm. Vì vậy mẹ nên cẩn trọng khi cho bé sử dụng nhé.
Thực phẩm bé nên ăn khi bị hăm tã
Thực phẩm chứa nhiều axit là điều tối kỵ khi bé bị hăm tã, tuy nhiên thực phẩm giàu chất xơ, đạm lại là lựa chọn tuyệt vời giúp bệnh hăm nhanh chóng bị đẩy lùi.
Bên cạnh đó, trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm trong vài ngày và chờ xem trẻ có bị dị ứng hay không. Cách làm này cũng thực hiện tương tự với những loại thực phẩm tiếp theo.
Uống đủ nước, sữa để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng là biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị hăm hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị hăm cho bé
Không thể phủ nhận thực phẩm gây ảnh hưởng tới quá trình bị hăm và điều trị hăm ở trẻ, tuy nhiên bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nhất thiết phải lưu ý những vấn đề sau:
Trẻ bị hăm tã cần được chăm sóc đặc biệt
- Tuyệt đối không điều trị hăm tã cho trẻ bằng phấn rôm, bột ngô, bởi chúng sẽ làm bít tắc lỗ chân lông của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và tấn công mạnh hơn. Hơn nữa, bụi phấn rôm còn gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu trẻ hít phải.
- Không sử dụng các loại kem bôi chứa corticoid, axit boric, camphor… gây kích ứng, nhiễm trùng da bé và làm hăm tã trở nên trầm trọng hơn.
- Ngưng tắm cho bé bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt. Ngoài ra, khi sử dụng các loại lá tắm dân gian cho bé, cha mẹ cần lựa chọn các loại lá tắm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
- Khi bé bị hăm, vấn đề vệ sinh da bé cần được đặt lên hàng đầu, do đó cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm đặc trị hăm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đem lại sự an toàn và hiệu quả cao.
Hiện nay, hàng nghìn mẹ Việt đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm Bột tắm Nhân Hưng & Oatrum Kids gel để chữa lành làn da bị hăm tã của trẻ. Với chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên: Berberin, Curcumin, Dexpanthenol và vitamin E giúp đem lại hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, đồng thời cung cấp độ ẩm mang lại làn da mịn màng cho bé.
Tham khảo: >>> Cách trị hăm tã cho bé bằng bột tắm Nhân Hưng tốt nhất