Là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra khá phổ biến nên điều được nhiều người quan tâm nhất là bệnh hắc lào có lây không và nếu lây thì lây như thế nào, có nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hắc lào
Hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền là bệnh lý về da có thể gặp ở trẻ em hoặc người lớn ở bất cứ độ tuổi nào, bệnh do vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes gây ra. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào thời gian giao mùa, cuối đông đầu xuân hoặc cuối xuân đầu hạ. Khi thời tiết nồm ẩm kéo dài hoặc ngày hè nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi nấm, virus sinh sôi, phát triển.
Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp - Hắc lào có lây không
Dấu hiệu của bệnh hắc lào là ban đầu tại các khu vực chân, tay, mặt, bụng, lưng, bẹn nổi những mẩn đỏ, ngứa, có mụn nước và vùng bệnh có bờ giới hạn nhìn rõ hình đồng tiền hoặc hình tròn, trên bờ là mụn nước lấm tấm. Khi mắc bệnh hắc lào, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, thường đưa tay ra gãi khiến vùng da bị tổn thương, lở loét, viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào thì có rất nhiều, song phổ biến nhất là do các tác nhân sau:
- Sống trong môi trường ẩm thấp nơi có nhiều vi nấm và ẩm mốc phát triển.
- Người ra nhiều mồ hôi nhưng lại lười vệ sinh thân thể hoặc vệ sinh không đúng cách, không loại bỏ được triệt để vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Thường xuyên bơi lội hoặc sống trong vùng nước bẩn, ô nhiễm nguồn ngước.
- Mặc chung quần áo, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, mặc quần áo ẩm ướt cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào.
Tắm giặt ở nguồn nước ô nhiễm tăng nguy cơ mắc hắc lào - Hắc lào có lây không
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người
Có thể thấy, bệnh hắc lào có liên quan mật thiết đến môi trường sống và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh có thể tái phát trở lại hoặc trở thành mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời.
Những con đường lây truyền của bệnh hắc lào
Câu hỏi đặt ra là hắc lào có lây không và thường lây qua đường nào? Thực tế cho thấy, hắc lào tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể lây lan trên vùng da rộng và lây sang những người xung quanh.
Do đó, nếu không tìm cách ngăn chăn và phòng ngừa thì tốc độ lây lan của bệnh là rất nhanh và rất nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh hắc lào có thể lây qua:
- Môi trường bên ngoài: Môi trường ưa thích của hắc lào là hồ nước, bể bơi bẩn, nơi có nhiều vi nấm cư ngụ. Bởi vậy nếu thường xuyên tắm, bơi tại những nơi có nguồn nước không đảm bảo thì nguy cơ mắc hắc lào và tái phát bệnh là rất lớn.
Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân - Hắc lào có lây không
- Đồ dùng sinh hoạt: Hắc lào chủ yếu lây từ người sang người bằng đường tiếp xúc da thịt và việc sử dụng chung đồ với người bệnh. Bởi đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, quần áo, gối, chăn màn… chính là những tác nhân lây truyền vi nấm dễ dàng nhất.
Do đó, nếu một người trong gia đình hoặc trong tập thể bị hắc lào tốt nhất nên dùng riêng đồ cá nhân và áp dụng các biện pháp tiêu diệt vi nấm ủ bệnh như vệ sinh sạch sẽ phòng ở, nhúng vật dụng, đồ dùng vào nước sôi 100 độ.
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục với người mắc bệnh hắc lào cũng khiến người khỏe mạnh bị nhiễm vi nấm hắc lào vì những đụng chạm tại các khu vực hắc lào đang khu trú tại vùng bẹn, vùng kín, chân tay, bụng hay việc nằm chung giường, chung chăn gối hoặc những cử chỉ thân thiết như ôm hôn cũng làm lây lan mầm bệnh.
Xem thêm: Bệnh eczema có lây không?
Cần làm gì khi bị bệnh hắc lào?
Khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh hắc lào, bên cạnh việc ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh thì người bệnh cần được vệ sinh vùng da mắc bệnh sạch sẽ bằng sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị hắc lào
Song song với đó, người bệnh cần được điều trị thêm bằng thuốc tây trong khoảng 2-4 tuần. Về thuốc bôi, người mắc hắc lào có thể dùng cồn iod 1 - 2%, ASA, Antimycose, BSI hoặc nhóm thuốc có điều trị gốc Azole.
Với người bị hắc lào nên sử dụng thêm các loại thuốc chống nấm có tác dụng toàn thân như Fluconazole, Itraconazole, Griseofulvin và Terbinafine. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên đi thăm khám hoặc xin ý kiến chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.