Bệnh mẩn ngứa ở trẻ được biết đến là một triệu chứng cơ năng chung của rất nhiều bệnh khác nhau ở trẻ, trong đó có thể kể đến như: Bệnh ngoài da, dị ứng, bệnh nội tạng, bệnh nội tiết, bệnh về hệ thần kinh, bệnh về máu, chứng rối loạn chuyển hoá,… Đặc thù của mẩn ngứa là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, theo phản xạ tự nhiên thì trẻ sẽ gãi rất nhiều gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng da.
Nguyên nhân gây ra mẩn ngứa ở trẻ:
Do các bệnh ngoài da:
- Bệnh viêm da dị ứng: Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến nhất là viêm da do tiếp xúc. Bệnh này thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh như: Khói, bụi, quần áo, vật dụng cá nhân (giày, dép, nước hoa, phấn,…)
Chớ xem thường mẩn ngứa ngoài da ở trẻ
- Bệnh mề đay: Đây là một dạng dị ứng với các yếu tố như: Thời tiết, thực phẩm (tôm, cua, cá,…) trên cơ địa hay bị dị ứng của trẻ. Mề đay có hai dạng là cấp tính và mạn tính, biểu hiện đặc trưng là nổi các nốt sần to nhỏ khác nhau, kết thành mảng và ngứa ngáy rất khó chịu.
- Nấm trên da: Do nhiều loại nấm kí sính trên da gây ra như: Nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ,… Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp trẻ bị ngứa nhiều do bệnh hắc lào, lang ben.
Bệnh của các cơ quan nội tạng trong cơ thể:
- Dị ứng với thuốc điều trị: Đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm với các thành phần của thuốc (kể cả Đông y lẫn Tây y) gây ra tình trạng dị ứng trên da của trẻ.
- Trẻ bị nhiễm giun sán: Các loại giun sán kí sinh trong dạ dày, đường ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, đôi khi kèm triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngoài da của trẻ.
- Bệnh đái tháo đường bẩm sinh: Nó gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá, rối loạn vận mạch,… sinh ra biểu hiện ngứa ngoài da ở trẻ.
- Các bệnh về gan, mật: Khi trẻ có các vấn đề về gan mật sẽ dẫn đến tình trạng tắc mật, ứ mật làm da trẻ bị vàng và ngứa ngáy khó chịu.
Ứ đọng các loại độc tố: Các loại độc tố lâu ngày ứ đọng trong cơ thể không thoát ra được làm cơ thể trẻ bị nóng trong và các nhiệt độc sẽ nhanh chóng phát tán qua da gây tình trạng mẩn ngứa.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân ngứa khắp người càng gãi càng ngứa mẹ có biết
Triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ em:
- Biểu hiện ban đầu thường thấy khi trẻ bị mẩn ngứa là sự xuất hiện của các vết ửng đỏ ở nhiều vùng da nhạy cảm, sau đó từ vết ửng đỏ có thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa li ti hoặc nốt to trên bề mặt da tùy theo các nguyên nhân gây mẩn ngứa như dị ứng với môi trường, do ăn uống hay do cơ địa...
Trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, ngứa ngáy, liên tục dùng tay gãi gây trầy xước da, tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào và sinh sôi nảy nở. Nếu không được vệ sinh đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mẩn ngứa có thể xuất hiện bất kì vị trí nào trên cơ thể trẻ
Đọc thêm: Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người là bị bệnh gì
- Đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ có thể trạng béo, cơ địa khá nhạy cảm hay tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ hay bị viêm da. Vị trí xuất hiện mẩn ngứa thường là má, cổ, lưng, tay, bẹn, chân,… hay tại các vùng da có nhiều nếp gấp, mồ hôi, thường xuyên cọ sát nhiều.
Biến chứng mẩn ngứa ở trẻ:
Nếu việc vệ sinh cho trẻ bị mẩn ngứa không cẩn thận hay điều trị sai cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Nhiễm trùng máu: Là biến chứng thường thấy nhất ở trẻ khi có sự xâm nhập liên tục của các loại vi khuẩn gây bệnh chứa độc tố. Bệnh gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50% các trường hợp), trong đó sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết.
- Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu: Đây là một biến chứng hết sức nguy hiểm làm tổn thương phổi do các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, dẫn đến phổi sẽ tiết nhiều dịch và tạo nhiều bóng khí, lượng dịch này tăng lên kèm theo bóng khí vỡ sẽ gây ra hiện tượng khó thở, rất khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
- Tràn mủ màng tim: Là tình trạng màng tim bị viêm do các loại vi khuẩn gây ra, bệnh diễn biến rất nhanh làm cho tim bị chèn ép, không co bóp được dẫn đến việc thiếu máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến việc các cơ quan như não, gan và tim không được nuôi dưỡng và suy giảm chức năng rất nhanh.
- Viêm màng não mủ: Là tình trạng hệ thần kinh của trẻ bị các loại vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nặng nề ở màng ngoài bao bọc não và tuỷ sống. Bệnh này được xếp vào nhóm cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
+ Phòng tránh bệnh mẩn ngứa cho trẻ:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm, bột tắm có chiết xuất thiên nhiên, không có hoá chất kích ứng.
- Che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài bằng cách mặc quần áo dài tay, dài chân, đeo găng tay, chân, dùng mũ rộng vành,… tránh để ánh nắng tiếp xúc với da bé ở nhiệt độ cao.
- Sử dụng các loại quần áo, trang phục bằng chất liệu vải bông mềm mịn, khô thoáng, thấm hút tốt, co giãn và rộng rãi để da bé dễ thở và thoáng khí.
Lựa chọn trang phục sạch sẽ thoáng mát để mặc cho trẻ khi bị mẩn ngứa
- Cắt gọn móng tay, chân và ngăn không cho trẻ gãi hay chà xát quá mức dẫn đến tổn thương da trầm trọng hơn, tăng nguy cơ bị vi khuẩn có hại xâm nhập.
- Loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa ở trẻ, bổ sung các loại khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ.
Điều trị mẩn ngứa ở trẻ em:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh:
- Đảm bảo da trẻ luôn sạch sẽ, tránh bị kích thích ngoài da, trang phục rộng rãi, mềm mại và thấm hút tốt.
- Duy trì thói quen tiêu hoá bình thường, không ăn quá no, cho trẻ ăn nhạt, tránh tích luỹ quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
- Sử dụng các loại dầu thực vật (dầu ô liu, tinh dầu cải,…) để tăng cường axit béo không bão hoà, giúp giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
- Tránh các tác nhân gây mẩn ngứa như dị ứng các loại thực phẩm, thay thế bằng các loại thức ăn khác. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên cân đối lại và loại bỏ thực phẩm gây dị ứng cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày.
Điều trị bằng Tây y với mẩn ngứa:
Thông thường khi trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, khi đến gặp bác sĩ thì sẽ được khuyên dùng các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp theo yêu cầu và theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng các loại thuốc có chứa thành phần Corticoid vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Điều trị bằng Đông y với mẩn ngứa:
Trong y học cổ truyền dân tộc, khi trẻ bị mẩn ngứa sẽ tiến hành dùng các loại thảo dược thiên nhiên để pha nước tắm, đắp hay rửa trên bề mặt da của trẻ. Tuy nhiên, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn các loại thảo dược cẩn thận, tránh tình trạng lựa chọn các loại lá không rõ nguồn gốc, hay nhiễm thuốc trừ sâu,…
Làm sạch da trẻ an toàn bằng bột tắm thảo dược thiên nhiên:
- Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, hiệu quả rất tốt đối với các bệnh ngoài da của trẻ, tạo ra một lớp màng bảo vệ tại chỗ cho da trẻ, có tác dụng ngay trên vùng da bệnh, giúp giảm đau, giảm tấy đỏ, do ức chế hoạt động của các yếu tố trung gian gây viêm nhiễm, tổn thương trên da.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Bên cạnh đó, bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng còn có tác dụng làm dịu nhẹ da, đẩy những tế bào bã nhờn bị ùn tắc ra khỏi cấu trúc da, cân bằng độ ẩm, giúp se khít lỗ chân lông, tăng tốc độ làm lành các vết thương hở và mang đến làn da mịn màng cho trẻ. Ngoài ra, tinh dầu Mùi mang đến một mùi hương thư thái, dễ chịu, tạo cảm giác dịu mát trên da của trẻ, giảm sự đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Thành phần Berberin và tinh chất Hoàng Liên có trong sản phẩm Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng được chuyên trang sức khoẻ uy tín của Mỹ là WebMD và nhận định của GS.TS Đỗ Tất Lợi khẳng định rằng: “Đây được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng và nấm, mà không hề gây bất kì sự kích ứng nào lên da, đặc biệt là làn da mỏng manh và non yếu của trẻ”.
Sự kết hợp giữa Berberin, Hoàng Liên, Diệp lục Chlorophyll và tinh dầu Mùi mang đến cho trẻ một trải nghiệm tắm rửa an toàn, sạch sẽ, dịu nhẹ, hoàn toàn thiên nhiên và không gây kích ứng da.
- Nói về Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, Bác sĩ chuyên khoa nhi cao cấp Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương) đã có những chia sẻ quý báu trong chương trình “Cẩm nang chăm sóc da bé” như sau: “Chúng tôi nhận thấy trên thị trường hiện nay, Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng.
Trong bột tắm có nhiều hoạt chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như Berberin, tinh chất Hoàng Liên, Chlorophyll và Tinh dầu mùi. Tinh dầu mùi rất thơm, thường được sử dụng vệ sinh da trẻ hàng ngày mà không gây phản ứng trên da. Khi pha bột tắm vào nước sẽ có màu vàng, nếm thử vị thì thấy hơi đắng, không có thành phần chứa độc tính. Bột tắm làm se da trẻ rất nhanh, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh, siêu vi trùng hoặc nấm. Đối với trẻ bị hăm da ở vùng bẹn, nách và cổ, bột tắm có tác dụng làm chóng khỏi vùng da bị hăm đó. Do đó, bà mẹ nào chưa dùng thì nên dùng bột này pha vào nước tắm và tắm cho trẻ, đặc biệt trẻ đang bị các bệnh ngoài da thì tắm càng tốt”.
Chia sẻ về trải nghiệm sử dụng sản phẩm Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, nhiều bà mẹ cảm nhận rõ hiệu quả thật sự của sản phẩm khi tình trạng bệnh ngoài da của trẻ bị đẩy lùi nhanh chóng. Mẹ Chung tại Tp.Nha Trang, T.Khánh Hoà đã có những phản hồi như sau: “Hồi con tôi 3-4 tháng tuổi thì nổi rôm sảy cả người, cứ ngọ nguậy và khóc um sùm cả ngày, đến cả 2 vợ chồng cũng phát bực, phải thay phiên nhau bồng bế và xoa 2 đứa nó suốt cả ngày. Dù biết từ trước nhưng khi con bị rôm sảy, cả hai vợ chồng tôi cũng bối rối không biết phải làm thế nào. Cũng đi tìm mấy loại lá về tắm cho con nhưng cũng phải mất gần cả tuần mới hết, mất thời gian mà còn tái đi tái lại. Vô tình có đứa em chồng làm trong ngành dược đến nhà chơi, thấy mấy đứa nhỏ cứ khóc suốt nên bảo tôi mua bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng về tắm. Tắm khoảng 3-4 ngày thì giảm hẳn, từ đó tôi mua hẳn để trong nhà khi con bị bệnh ngoài da thì lấy ra tắm cho con”.
Ảnh gia đình chị Chung