Bé bị rôm sảy phải làm sao?

“Giúp mình với! Bé nhà mình mọc rất nhiều rôm ở trán, lưng và xung quanh vùng cổ! Bé bị rôm sảy phải làm sao bây giờ?” - Là những câu hỏi thường gặp ở nhiều cha mẹ trên các diễn đàn mùa nắng nóng.

Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Là bệnh lý về da thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi hè về nên có lẽ bị rôm sảy là điều không còn lạ lẫm với nhiều người. Song bệnh rôm sảy có thể gây ra những biến chứng gì thì không phải ai cũng biết.

Ở trẻ em, rôm sảy thường mọc thành từng đám và tập trung ở những vùng tiết nhiều mồ hôi, cụ thể như: sau đầu, cổ, vai, trán, ngực và lưng. Cá biệt, vẫn có trường hợp rôm sảy mọc ở kẽ nách, háng, mông.

Khi trẻ bị rôm sảy sẽ xuất hiện mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy làm trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc, khó chịu. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc kịp thời, rôm sảy có thể tạo thành mụn nhọt, mưng mủ gây nhiễm trùng da, viêm nang lông.

Trường hợp bé bị Rôm sảy – con đường ngắn nhất dẫn đến mụn nhọt và viêm da

bé bị Rôm sảy – con đường ngắn nhất dẫn đến mụn nhọt và viêm da

Nguyên nhân chính khiến trẻ mọc rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập… cũng là tác nhân làm trẻ phải đối mặt với hiện tượng này.

Do trẻ có sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm nên bỗng dưng bé bị rôm sảy “ghé thăm” cũng khiến nhiều cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Đó là lí do không ít người đăng đàn đặt câu hỏi bé bị rôm sảy phải làm sao?, Làm gì để trị rôm sảy nhanh nhất?, Bé bị rôm sảy nên ăn gì?”…

Mách mẹ cách trị rôm sảy cực dễ

Thay vì mất bình tĩnh và liên tục thắc mắc bé bị rôm sảy phải làm sao?”, cha mẹ hãy ngay lập tức tìm hiểu về rôm sảy, nắm rõ bộ mặt thật của rôm sảy và lựa chọn cho mình cách trị rôm sảy tốt nhất. Dưới đây là những tuyệt chiêu trị rôm sảy cha mẹ nên biết:

Thứ nhất, giữ cho bé luôn sạch sẽ, thoáng mát: Khi trẻ bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên cha mẹ cần cho con mặc quần áo mềm, thấm hút mồ hôi; nên để trẻ ở phòng rộng rãi, thoáng mát; sử dụng quạt, điều hòa với nhiệt độ thích hợp; tránh đưa bé đến chỗ đông người, nắng nóng.

Bé bị rôm sảy mẹ cần Lau sạch mồ hôi, mặc quần áo mềm để hạn chế rôm sảy phát ban

Bé bị rôm sảy mẹ cần lau sạch mồ hôi, mặc quần áo mềm để hạn chế rôm sảy phát ban

Thứ 2, ăn uống nhiều đồ mát. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước. Trường hợp bé đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên tăng cường sữa, nước cho con, bổ sung cho con thực phẩm giúp giải nhiệt như: Các loại quả mát như cam, chanh, sắn dây, đỗ đen…

 Để cho cơ thể bé luôn khô thoáng và má - Không khó để giúp bé hết rôm sảy

Để cho cơ thể bé luôn khô thoáng và má - Không khó để giúp bé hết rôm sảy

Thứ 3, tránh để bé bị trầy xước ở vùng da có rôm sảy. Để làm điều này mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, không sử dụng phấn rôm, xà phòng hay sữa tắm vì chúng có thể khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ, mưng mủ và viêm nhiễm da.

Khi bé bị rôm sảy - hạn chế trầy xước da cho bé bằng cách cắt móng tay thường xuyên cho bé

Khi bé bị rôm sảy - hạn chế trầy xước da cho bé bằng cách cắt móng tay thường xuyên cho bé

Thứ 4, tắm cho bé bằng thảo dược thiên nhiên. Việc làm mát đóng vai trò rất quan trọng khi bé bị bệnh rôm sảy. Được tắm mát thường xuyên sẽ giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn, đặc biệt là khi bé được tắm bằng các thảo dược lành tính như:

- Mướp đắng,

- Chè xanh,

- Kinh giới…

Song nếu mẹ quá bận rộn, cảm thấy bất tiện khi cứ phải đun nấu hoặc lo lắng về sự an toàn khi sử dụng các phương pháp dân gian thì mẹ có thể lựa chọn Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng.

Với 100% từ thiên nhiên, chứa thành phần kháng sinh tự nhiên (tinh chất Hoàng liên, Berberin) và các thành phần giúp làm sạch da, khử mùi, chống viêm, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu (Chrolophyll, tinh dầu Mùi)…

Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng giúp ngăn ngừa, phòng và trị bệnh rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt và hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất tốt. Ngoài hiệu quả nhanh chóng, sản phẩm còn rất an toàn, thân thiện do không chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt và chất kích ứng.

Khi bé bị rôm sảy mẹ không nên sử dụng sản phẩm tắm gội chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt...

Khi bé bị rôm sảy mẹ không nên sử dụng sản phẩm tắm gội chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt...

Thứ 5, khi áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, thậm chí thấy tình trạng rôm sảy vẫn kéo dài hoặc có các dấu hiệu bội nhiễm như da sưng, tấy đỏ, đau, mưng mủ, nổi hạch ở cổ, nách, bẹn và sốt, ớn lạnh… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ.

Sai 1 li đi một dặm, cái sảy nó nảy cái ung… thế mới biết việc chăm sóc trẻ là không đơn giản chút nào. Đó là lí do trẻ luôn cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ cha mẹ.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status