Rôm sảy ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mùa hè đến rôm sảy ở trẻ bùng phát khiến cha mẹ lo lắng không yên. Bệnh có thể tiến triển nặng và tái phát nhiều lần nếu không xử trí đúng cách. Do đó, mẹ cần tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh để con sớm lấy lại làn da mịn màng nhé.

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da xảy ra khi tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết khi bị bụi bẩn bít kín dẫn tới tình trạng viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da. Đó là các mụn rôm.

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ

Ai cũng biết trẻ bị rôm sảy là do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi, nhưng vì sao lại tắc nghẽn? Đó là do những nguyên nhân sau:

Mùa hè là thời điểm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc rôm sảy
Mùa hè là thời điểm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc rôm sảy

+ Ống dẫn mồ hôi của trẻ chưa trưởng thành: Các cơ quan của trẻ sơ sinh còn non nớt, ống tuyến mồ hôi cũng vậy. Kết hợp với thời tiết nóng bức khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi hơn nhưng không thể thoát ra ngoài, tích tụ dưới da gây ứ đọng và bít tắc tuyến mồ hôi.

+ Trẻ mặc nhiều quần áo: Mùa hè nóng bức nếu cha mẹ mặc cho trẻ nhiều quần áo không thấm hút mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến ống dẫn mồ hôi bị bít tắc.

+ Trẻ bị sốt: Khi bị sốt cơ thể trẻ nóng lên làm tăng tiết mồ hôi để giúp cơ thể giải nhiệt gây nên tình trạng rôm sảy.

+ Các loại hóa chất: Sản phẩm tắm gội, bột giặt, nước xả vải có chứa hóa chất gây kích ứng da bé, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.  

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Nếu xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây có thể bé đã mắc rôm sảy rồi:

+ Xuất hiện các nốt sẩn màu trắng hoặc đỏ hồng: Tại các vùng da tiết nhiều mồ hôi như: trán, cổ, ngực… của trẻ xuất hiện các nốt sần màu hồng, có thể có mụn nước liti.

+ Các nốt sần có biểu hiện sưng, có mủ nước: Vùng da xuất hiện nốt sần của trẻ nếu không được vệ sinh đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới nhiễm trùng và hình thành các đốm mụn có mủ nước, sưng lên gây cảm giác đau rát và ngứa ngáy cho trẻ.

+ Trẻ ngứa ngáy hay gãi: Do làn da bị viêm nên trẻ luôn có cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu dẫn tới quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Để giảm bớt ngứa trẻ sẽ đưa tay lên chà gãi.

+ Trẻ không bị sốt: Bệnh rôm sảy ở trẻ thường bị nhầm lẫn với bệnh sốt phát ban. Do đó, nếu không thấy trẻ bị sốt, ho, sổ mũi hay sưng hạch bạch huyết… thì chắc chắn trẻ đang bị rôm sảy rồi.

Có 3 loại rôm sảy trẻ hay mắc: Rôm sảy tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy sâu
Có 3 loại rôm sảy trẻ hay mắc: Rôm sảy tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy sâu

Các loại rôm sảy ở trẻ

Có 3 loại rôm sảy mà trẻ thường hay mắc phải đó là:

+ Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất, không gây ngứa, không gây đau, không gây viêm nhiễm thường gặp khi trẻ bị sốt cao, sau khi khỏi sẽ để lại những mảng da nhỏ bị bong ra.

+ Rôm sảy đỏ: Đó là những tổn thương sâu trong da gây mụn đỏ và ngứa ngáy, thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm.

+ Rôm sảy sâu: Dạng này ít gặp nhất, nhưng khá nghiêm trọng, xuất hiện ở lớp sâu nhất của da do tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng nề. Rôm sảy sâu xuất hiện khi trẻ bị rôm sảy đỏ kéo dài.

Cách điều trị rôm sảy ở trẻ

Dùng tay gãi hay giết rôm không phải là cách điều trị hiệu quả, ngược lại còn khiến bệnh thêm nặng do vùng da rôm sảy bị nhiễm trùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do đó, nguyên tắc khi điều trị rôm sảy cho trẻ đó là giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoáng khí, đồng thời chống viêm da. Theo đó, cha mẹ có thể chữa rôm sảy cho con bằng những phương pháp sau:

Phương pháp dân gian

+ Tắm mướp đắng: Mướp đắng không chỉ là món ăn bổ dưỡng, mát lành mà còn đem lại tác dụng trị rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả. Mẹ dùng 2 quả mướp đắng rửa sạch, đem giã hoặc xay nhỏ, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước này pha cùng nước ấm tắm hàng ngày cho trẻ.

+ Tắm lá dâu tằm: Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước đun sôi, khi nước nguội bớt tắm cho trẻ sẽ thấy hiệu quả.

+ Tắm lá khế: Mẹ chuẩn bị một nắm lá khế đã tuốt bỏ phần gân cứng, rửa sạch, đem xay hoặc giã nát cùng chút muối trắng. Tiếp đến lọc lấy nước, bỏ bã rồi pha cùng nước ấm tắm cho trẻ hàng ngày. Nên kiên trì thực hiện để nhanh đạt hiệu quả mẹ nhé.

+ Tắm lá kinh giới: Đem lá kinh giới rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi, tắm hàng ngày cho trẻ.

+ Tắm gừng tươi: Gừng tươi mẹ chuẩn bị vài củ, rửa sạch rồi giã nát. Đun sôi gừng với nước, để nguội bớt rồi tắm cho bé. Nên thực hiện vào buổi sáng sẽ thấy hiệu quả tốt hơn.

Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng

Thay vì lích kích đun nấu các loại lá tắm dân gian, hơn nữa nếu không sơ chế kỹ các loại lá còn gây nên tình trạng kích ứng da trẻ khiến bệnh rôm sảy nặng hơn do trong lá tắm có chứa vi khuẩn, bụi bẩn, lông sâu và các loại hóa chất trừ sâu độc hại. Do đó, lựa chọn Bột tắm Nhân Hưng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn.

Bột tắm Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng loại 30 gói

Với thành phần chủ chốt là hoạt chất Berberine thảo dược, kết hợp với tinh chất Hoàng liên, Chlorophyll, tinh dầu Mùi, Bột tắm Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, giảm viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, từ đó làm giảm ngứa ngáy, giúp sạch da, thông thoáng lỗ chân lông và hạn chế rôm sảy tái phát trở lại.

Cách sử dụng như sau:

+ Lau vùng da bị rôm sảy: Hòa tan 1 gói với 0,5 lít nước ấm, lau vùng da rôm sảy cho trẻ, không cần tắm tráng lại. Sử dụng 2 lần/ngày.

+ Kết hợp tắm hàng ngày: Hòa tan 2 gói với 5-7 lít nước ấm tắm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

Lưu ý: Khi kết hợp cả lau và tắm cho trẻ, giữa 2 lần sử dụng nên cách nhau từ 4-6 tiếng.

Các sản phẩm trị rôm sảy cho trẻ cần được lựa chọn kỹ lưỡng
Các sản phẩm trị rôm sảy cho trẻ cần được lựa chọn kỹ lưỡng

Các phương pháp khác

+ Kem trị rôm sảy: Có rất nhiều loại kem trị rôm sảy được chào bán trên thị trường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho da trẻ cha mẹ nên đọc kỹ thành phần, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Đồng thời nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tránh gây kích ứng.

+ Sử dụng các sản phẩm tắm dịu nhẹ: Cha mẹ nên chọn các sản phẩm tắm gội dành riêng cho trẻ có làn da nhạy cảm để đảm bảo an toàn.

Các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy xuất hiện do cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi khi thời tiết nóng nực, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo để phòng ngừa rôm sảy hiệu quả cần giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ bằng cách:

+ Không gian sống của trẻ cần thoáng mát, thông gió, tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt.

+ Mặc cho trẻ quần áo chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc quá nhiều quần áo cho trẻ gây nóng bức, đổ mồ hôi.

+ Cho trẻ uống đủ nước, uống các loại nước có tính mát như: nước cam, nước chanh, nước sài đất… Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa nhiều đường.

+ Cho trẻ ăn uống đủ chất.

+ Không nên sử dụng phấn rôm vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông của trẻ.

Nên ăn gì, kiêng gì khi trẻ bị rôm sảy?

Đồ ăn, thức uống bé nạp vào cơ thể hàng ngày tác động trực tiếp tới tình trạng rôm sảy. Do đó, cha mẹ cần biết trẻ nên ăn gì, kiêng gì để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

+ Thực phẩm trẻ nên ăn: Các loại rau xanh (rau dền, mồng tơi, rau ngót…), củ quả (bí đao, các loại đậu…), trái cây (họ cam quýt, dưa chuột, lê…) là những thực phẩm có tính mát mà mẹ nên cho trẻ ăn hàng ngày để phòng và điều trị rôm sảy hiệu quả.

+ Thực phẩm trẻ nên kiêng: Đường tinh luyện, đồ cay nóng, đồ chiên rán… là những thực phẩm khiến cơ thể trẻ bị nóng, tăng tiết mồ hôi và làm tình trạng rôm sảy nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn nhé.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status