Viêm nang lông da đầu là bệnh lý về da phổ biến, nhất là những người da dầu. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng tóc và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy cần nhận biết sớm và tìm hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ra viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu là tình trạng viêm nhiễm ở da đầu ngay tại vùng nang tóc gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus auteus, nấm Trichophyton và một số vi khuẩn sống trên da đầu. Ngoài ra, bệnh khởi phát do một số yếu tố như:
- Vi khuẩn từ môi trường sống: những người sống và làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như nhà máy, xí nghiệp… có nguy cơ cao mắc viêm nang lông da đầu, vì những khu vực này luôn chứa nhiều vi khuẩn, ô nhiễm.
- Chăm sóc da đầu không đúng cách: Việc lựa chọn dầu gội có chứa nhiều thành phần hóa học, hương liệu, chất tẩy rửa và tạo bọt khiến da đầu khô hơn, dễ kích ứng trước sự tác động của môi trường. Da đầu khô khiến bạn cào gãi, dẫn tới các tổn thương như trầy xước, rách da, mẩn đỏ, là con đường thuận lợi để vi nấm tấn công gây viêm nang lông da đầu.
Viêm nang lông da đầu phổ biến ở những người có da dầu.
Đọc thêm: Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông da đầu
Khi có cảm giác ngứa ngáy da đầu, nguy cơ rất cao bạn đang bị viêm nang lông da đầu, để chắc chắn hơn, bạn có thể nhận biết bệnh dựa vào những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện các nốt viêm đỏ trên da đầu đi kèm ngứa và đau khi chạm vào.
- Quan sát kỹ thấy trên các nốt mụn nhỏ có màu trắng đục, sưng viêm, bên trong có chứa dịch, khi vỡ ra có mùi tanh và đóng thành vảy.
- Rụng tóc, ngứa da đầu, nhiều gàu hơn bình thường.
- Mụn tập trung ở sau gáy và hai bên thái dương (đây là những vị trí tiết nhiều dầu).
Viêm nang lông da đầu khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
Cách điều trị viêm nang lông da đầu
Bệnh viêm nang lông da đầu rất dễ chuyển thành mạn tính nếu không điều trị sớm, vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế triệu chứng:
Một số biện pháp tại nhà:
- Chọn dầu gội, dầu xả và kem ủ có chứa thành phần từ thiên nhiên, lành tính, dịu nhẹ.
- Không nên gội đầu quá nhiều lần, khi gội tránh việc cào gãi mạnh gây trầy xước và tổn thương da.
- Tránh cậy các mảng bong tróc, nốt mụn do viêm nang lông da đầu để tránh nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể áp dụng các mẹo gội đầu với các loại nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, chanh tươi, sả, cỏ mần trầu… giúp kháng khuẩn tự nhiên, tạo cảm giác thư thái dễ chịu.
Một số loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, chống ngứa và dị ứng được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc đặc trị viêm nang lông do tụ cầu như kháng sinh nhóm Cephalosporin, β-lactam, Amoxicillin.
- Thuốc đặc trị nấm dạng bôi Nizoral, Mycoster, Canesten và dạng uống Terbinafine hoặc Itraconazole có tác dụng điều trị viêm nang lông da đầu khá hiệu quả.
Thuốc bôi Nizoral kê đơn giúp hạn chế triệu chứng viêm nang lông da đầu.
Ngoài ra, để giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn có thể dùng thêm thuốc kháng histamin và cồn Iod. Tùy theo từng tình trạng bệnh để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, đối với những loại kem bôi ngoài da không nên lạm dụng vì có thể gây rụng tóc, khô và bong tróc da đầu.
Đọc thêm: