Hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng viêm hay nổi mẩn đỏ ở các vùng da có nếp gấp, các ngấn tay, chân, cổ và các vị trí thường xuyên không được vệ sinh hay khó vệ sinh nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có làn da hết sức mỏng manh và non nớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, môi trường hay cách chăm sóc của bố mẹ,… gây ra tình trạng hăm da ở trẻ. Khi xuất hiện tình trạng này, phụ huynh cần hết sức cẩn thận vệ sinh tại vùng da bị hăm của trẻ và sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị để trẻ nhanh chóng lành bệnh.
Hăm da ở trẻ là gì?
Hăm da là tên thường gọi của tình trạng viêm hay nổi mẩn đỏ ở các vùng da có nếp gấp. Đây là một biểu hiện rất phổ biến của hầu hết trẻ em trong vài năm đầu đời. Hăm da ở trẻ được chia làm 5 cấp độ khác nhau mà các mẹ cần phải quan tâm.
Có 5 cấp độ hăm da ở trẻ
Triệu chứng điển hình của hăm da ?
- Xuất hiện vết hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.
- Vùng da bị hăm nổi mẩn đỏ, thậm chí loét, sưng tấy có mủ gây ngứa, đau đớn cho trẻ (khi thay tã, lau vùng da mặc tã thì trẻ thường khó chịu và quấy khóc).
- Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi.
- Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, trẻ càng khóc nhiều hơn, trẻ sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho trẻ và sợ cả mặc quần hay đóng bỉm.
Nguyên nhân gây hăm da ở trẻ là gì?
Tình trạng da bị viêm dẫn đến hăm có nhiều nguyên nhân như: Độ ẩm, nhiệt độ, thiếu sự lưu thông không khí, ma sát giữa những chỗ da xếp lại, mồ hôi, nước tiểu và những chất dơ bẩn khác bám dính cũng có thể gây nên các vấn đề về da.
Nếu các yếu tố trên tăng cường độ và thời gian tác động, sẽ làm cho tình trạng viêm da tăng lên, dẫn đến lở loét, hăm da nặng. Do đó, để chữa lành và phòng tránh cho da của trẻ đỡ bị tổn thương do hăm da thì mẹ phải tìm rõ nguyên nhân để điều chỉnh cho làn da trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.
Vệ sinh cho bé không cẩn thận và thường xuyên là nguyên nhân gây hăm da hàng đầu
Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm ở nếp gấp da, vì đây là vùng da luôn ẩm, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, với những trường hợp bố, mẹ vệ sinh cho trẻ kém, hay để nước tiểu của trẻ đọng lại quá lâu,… làm cho tình trạng hăm da trở nên nặng hơn.
Khi mẹ đã đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, điều kiện môi trường thoáng mát, lưu thông không khí cho da trẻ “thở”, mà trẻ vẫn không tránh khỏi việc nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu, phụ huynh cần kiểm tra xem trong những thứ đồ dùng hay hóa chất dùng cho bé, có loại nào gây kích ứng cho bé hay không? Với nguyên nhân này, mẹ hãy loại bỏ và thay thế đồ dùng hay hóa chất phù hợp cho bé.
Mẹ cần lưu ý rằng, làn da của bé rất mỏng manh và sự nhạy cảm của bé rất cao, do đó mẹ không nên cho bé dùng chung các hóa chất tẩy rửa, vệ sinh, sữa tắm, dầu gội,…cùng với những người lớn trong gia đình.
Xem thêm: Kem trị hăm tã tốt nhất hiện nay
Điều trị hăm da ở trẻ
- Lựa chọn các loại bỉm tốt, thảy bỉm sau mỗi 2-4 tiếng và chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm (4 tiếng thay 1 lần).
- Vệ sinh thường xuyên phần đùi, mông của trẻ và sử dụng các loại khăn bông mềm mịn, thấm hút tốt để lau khô cho trẻ sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện.
- Tuyệt đối không sử dụng bất kì loại xà phòng, sữa tắm có chưa các loại hóa chất ( chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất bảo quản,...) cho trẻ khi trẻ bị hăm da, hăm tã, vì da trẻ rất dễ bị kích ứng với các thành phần trong đó.
- Sử dụng các loại quần áo rộng rãi, thoải mái và tắm rửa cho trẻ bằng các sản phẩm bột tắm thảo dược tự nhiên, hỗ trợ điều trị, vệ sinh và bổ sung dưỡng chất cho làn da mỏng manh của trẻ.
Bột tắm Nhân Hưng - Đặc trị các bệnh về da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Xem thêm: >>> Mẹo trị hăm tã cho bé cực hiệu quả bằng lá chè