Bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Do làn da mỏng manh và nhạy cảm nên trẻ nhỏ rất dễ bị hăm, gây đau rát khó chịu, thường xuyên quấy khóc, chán ăn và sụt cân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Hăm tã bao lâu thì khỏi? là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ trong quá trình điều trị ch con.

Nguyên nhân dẫn tới hăm tã thường là do trẻ bị dị ứng với loại tã đang sử dụng (chất lượng tã kém, khả năng thấm hút kém), do cha mẹ không thường xuyên thay tã bỉm cho bé; không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé, nhất là các khu vực bị tã bao quanh như vùng mông, hậu môn, cơ quan sinh dục, háng, bẹn...

Trẻ bị hăm tã thường có biểu hiện dễ nhận biết là nổi các nốt mẩn đỏ nhỏ nhìn giống như bị phát ban, vùng da hăm cũng đỏ ửng, sờ vào nóng rát, thậm chí nếu kéo dài còn gây phồng rộp da và viêm da...

Bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Hăm tã ở trẻ bao lâu thì khỏi

Hăm tã ở trẻ bao lâu thì khỏi

Các chuyên gia cho rằng hăm tã nếu không được can thiệp và có cách xử lý kịp thời thì sẽ không thể tự khỏi, thậm chí càng kéo dài càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các tổn thương do hăm tã gây ra có thể lan rộng sang các vùng lân cận, da dễ bị viêm nhiễm và nhiễm trùng, nhất là đối với bé gái mà bị hăm ở vùng cơ quan sinh dục sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau nếu như không được điều trị sớm.

Đặc biệt việc điều trị hăm tã trong bao lâu, mất bao nhiêu thời gian để khỏi sẽ phụ thuộc vào tình trạng mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách mà cha mẹ can thiệp để chữa hăm tã cho con.

Nói cách khác nếu như phát hiện hăm tã sớm, can thiệp kịp thời và đúng cách, vệ sinh đúng cách thì hăm tã sẽ rất nhanh khỏi. Ngược lại nếu phát hiện muộn, xử lý sai cách, không chú ý vệ sinh sẽ kéo dài thời gian hơn.

Để giúp con hết bị hăm tã trong thời gian ngắn nhất, bạn nên kết hợp các biện pháp sau:

- Dùng kem bôi chống hăm tã cho con: đặc biệt nên chọn loại kem được bào chế dưới dạng nước trong dầu, vừa dễ sử dụng, dễ rửa, có độ ẩm cao, không ngăn cản sự trao đổi khí giữa da và không khí, tạo ra lớp màng mỏng giúp bảo vệ da bé không bị tiếp xúc với phân và nước tiểu, vì thế sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng hăm tã.

- Nên vệ sinh sạch sẽ vùng bị hăm cho bé bằng nước ấm hoặc nước lá trà xanh mỗi ngày 1-2 lần, nếu vào mùa hè thì có thể lau rửa 2-3 lần để làm sạch vùng kín, làm dịu các tổn thương, giúp vùng hăm sớm bình phục. Đặc biệt sau khi lau rửa thì phải dùng khăn khô và mềm thấm cho thật khô da rồi sau đó mới nên đóng tã mới.

- Chú ý kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé: bởi khi đóng tã thì da bé sẽ bị bí bách, mồ hôi ra nhiều, kèm theo cả phân và nước tiểu, dễ thấm ngược vào da bé. Do vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay tã, kể cả bỉm cũng nên 3-4 tiếng thay 1 lần dù đầy hay chưa cũng nên thay. Sau khi thay xong thì lau khô hoặc rửa sạch với nước ấm.

- Nếu như trẻ bị hăm tã vào mùa đông thì các mẹ nên ưu tiên cho con dùng tã giấy thay vì tã vải, đặc biệt có thể sử dụng tinh dầu dừa nguyên chất để matxa vùng hăm cho trẻ. Hoặc có thể cho ít dầu dừa vào nước tắm hàng ngày giúp xoa dịu vết thương, tạo độ ẩm cho da.

- Kiểm tra chất lượng tã đang dùng: dù bạn có dùng thuốc tốt đến đâu, vệ sinh tốt đến mấy mà tã dùng lại kém chất lượng cũng sẽ không thể trị khỏi được bởi do trẻ đã bị dị ứng với các thành phần có trong tã đó. Vì thế nên dùng loại tã tốt, của các thương hiệu uy tín, phù hợp với da của trẻ để hết hăm tã nhanh.

Như vậy nếu các mẹ kết hợp tốt các biện pháp trên sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị hăm tã cho bé, giúp bé sớm trở lại sinh hoạt bình thường cũng như ngăn ngừa được nguy cơ bệnh hăm tã tái phát về sau này.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21