Lo lắng mồ hôi trộm ở trẻ là do thiếu canxi, còi xương nên nhiều mẹ nháo nhác tìm cách bổ sung vitamin D cho trẻ vô hình chung lại thành “bò lành chữa bò què”. Các chuyên gia cho rằng, trước khi muốn chữa trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, cần xác định đúng bệnh, từ đó mới trị được đúng cách.
Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ
Mồ hôi trộm rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm thì rất nhiều, đó là lí do cha mẹ cần phân biệt được mồ hôi trộm ở trẻ thuộc loại gì: Là mồ hôi trộm sinh lý hay mồ hôi trộm bệnh lý.
Bé ra mồ hôi trộm nhưng phát triển bình thường thì không cần lo lắng
- Mồ hôi trộm sinh lý:
Ở trẻ, sự trao đổi chất thường diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn, thân nhiệt của trẻ cũng cao hơn người lớn nên chỉ cần có thêm chút hưng phấn và kích thích sẽ xảy ra tình trạng mồ hôi trộm tỏa nhiệt cơ thể.
Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ thường ra nhiều ở đầu, cổ, lưng vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút. 60 phút sau trẻ sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ nên không còn bị mồ hôi trộm. Ở trẻ, đổ mồ hôi trộm sinh lý thường rất phổ biến, trẻ vẫn ăn ngủ, chơi, chạy nhảy và phát triển bình thường, lớn lên sẽ tự hết nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
- Mồ hôi trộm bệnh lý:
Xuất hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, lao sơ nhiễm. Khi trẻ bị còi xương, ngoài biểu hiện đổ mồ hôi trộm nhiều thì luôn kèm theo những dấu hiệu như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng. Trong khi đó, trẻ bị lao sơ nhiễm sẽ có thêm biểu hiện ho kéo dài, ăn uống kém, chụp X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm. Với trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp sẽ có triệu chứng sốt cao, ho, khó thở, đi ngoài…
Mồ hôi trộm ở trẻ có thể là dấu hiệu của một bệnh lý bé đang mắc phải
Việc trẻ ra mồ hôi trộm nhiều không hề có lợi bởi cơ thể trẻ sẽ mất nhiều nước và muối khiến sức khỏe suy giảm, người mệt, lỗ chân lông mở rộng… Đây cũng là tiền đề khiến trẻ dễ mắc thêm nhiều bệnh viêm đường hô hấp cấp, nếu hiện tượng này liên tục tái diễn và kéo dài sẽ làm sức khỏe trẻ suy kiệt, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
- Nguyên nhân khác khiến trẻ bị mồ hôi trộm: Bên cạnh yếu tố sinh lý và bệnh lý, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bị đổ mồ hôi trộm do được cha mẹ ủ quá kín, mặc quá nhiều quần áo hoặc trẻ nằm trong phòng ngủ không được thông thoáng, cửa đóng kín, bí hơi cũng làm trẻ ra mồ hôi trộm.
Xem thêm: Trùng trục trị mồ hôi trộm như thế nào?
Điều trị mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào?
Để điều trị mồ hôi trộm ở trẻ, các mẹ không nên nóng vội, thay vào đó nên bình tĩnh để áp dụng những biện pháp sau:
- Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát: Mẹ nên thường xuyên tắm, rửa, vệ sinh cơ thể trẻ bằng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa để loại bỏ bụi bẩn, làm sạch mồ hôi bám trên da.
Sau khi tắm xong cần lau khô người cho bé và mặc cho bé quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Mẹ nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa và đắp chăn mỏng cho bé, tuyệt đối không ủ bé quá kỹ.
Tắm nắng cho trẻ cũng phải đúng cách
- Bổ sung vitamin D: Trẻ đang bú mẹ nên được bổ sung thêm vitamin D với liều lượng thích hợp, ngoài ra mẹ nên tận dụng ánh sáng mặt trời để cho trẻ tắm nắng giúp hấp thụ vitamin D. Mỗi buổi sáng, mẹ nên tắm nắng cho trẻ khoảng 10-30 phút trước 10h sáng. Lưu ý nên để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt và không để mắt trẻ bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Khi trẻ ra mồ hôi, cần nhanh chóng lấy khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho bé, vì nếu không lau khô, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến trẻ nhiễm lạnh, cảm cúm.
- Dinh dưỡng hợp lý: Khi trẻ ra mồ hôi trộm, mẹ nên bổ sung trong thực đơn nhiều món ăn mát, giàu dưỡng chất như rau má, cải ngọt, bí đỏ, thanh long, cam, quýt, bột sắn. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc có tính nóng như mít, sầu riêng, xoài.
Mẹ có thể chế biến thêm các món ăn giúp trẻ hạn chế tình trạng ra mồ hôi trộm như cháo trai, cháo cá quả, nước đậu đen, cháo sò, canh rau ngót, cháo nếp cẩm. Dưới đây là một mẹo trị mồ hôi trộm hiệu quả cho trẻ:
Đừng quên chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt
+ Cho trẻ ăn khoảng 50g lá lốt mỗi ngày bằng cách chế biến thành nhiều món ăn như canh riêu cá, bò cuốn lá lốt, trâu nhúng mẻ.
+ Cho 100g lá lốt cùng 1 lít nước, đun sôi để nguội và cho bé uống thay nước lọc hàng ngày liên tục trong 1 tháng sẽ thấy cải thiện mồ hôi trộm hiệu quả.
+ Lấy 100g lá hoặc thân lá lốt, rửa sạch nấu với 1,5 lít nước đu sôi trong khoảng 10 phút, ngâm chân tay cho bé khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ.
+ Lấy một nắm lá đinh lăng, vò kỹ, sát xuống giường cho bé nằm trong 3-5 ngày cũng giúp chữa mồ hôi trộm hoặc mẹ có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho bé ngủ vừa giúp trị mồ hôi trộm, vừa giảm chứng giật mình, bé cũng ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, thậm chí trẻ vẫn có kèm thêm những dấu hiệu bất thường như sốt kéo dài, đầu tóc thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò và biết đi, xương mềm… mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đọc thêm:
- Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ và những biến chứng khó lường
- Lá dâu chữa mồ hôi trộm có hiệu quả không?