Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị hăm tã chữa mãi không khỏi?

“Hai tuần rồi mà tình trạng hăm tã của con trai mình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Các mẹ cho mình hỏi trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao?” – Đó là lời cầu cứu khẩn thiết của chị Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) trên một diễn đàn dành cho cha mẹ.

Mệt mỏi chỉ vì con bị hăm tã

Không chỉ riêng chị Hạnh, chị Thủy (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng đang điêu đứng chỉ vì con bị hăm tã. Chị Thủy cho biết, gần 1 tháng nay, từ khi chị chuyển sang dùng bỉm mới cho con trai 9 tháng tuổi, bé bắt đầu bị hăm tã. Mới đầu chỉ tấy đỏ ở vùng bẹn, sau lan hết ra vùng mông và cả bộ phận sinh dục, thậm chí còn nổi mụn nhỏ.

Nhìn con trai hàng ngày phải chịu cảnh đau rát do hăm tã ở trẻ mà chị vô cùng xót ruột. Chị cũng đã thử rất nhiều cách, bôi cả thuốc trị hăm bepanthen, rửa bằng nước chè, mướp đắng, hạn chế đóng bỉm, vệ sinh sạch sẽ mà không hiểu sao hăm tã chữa mãi không khỏi.

Theo các chuyên gia y tế, có đến 80% trường hợp hăm tã có nguyên nhân từ bỉm, chủ yếu là do da bị kích thích khi tiếp xúc với bề mặt tã hoặc tã quá chật, quá bí làm cho da bị ẩm, không thoát được mồ hôi.

Nếu không được xử trí đúng cách sẽ khiến chứng hăm tã kéo dài hoặc tái phát nhiều lần gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của trẻ. Không ít trường hợp trẻ lười ăn, mất ngủ hoặc quấy khóc nhiều hơn sau khi bị hăm tã.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da phổ biến

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da phổ biến

Bí quyết trị hăm tã ở trẻ sơ sinh “chuẩn không cần chỉnh”

Thay vì liên tục ca thán “Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị hăm tã chữa mãi không khỏi?” các mẹ hãy xem lại một cách cẩn trọng việc chăm sóc, vệ sinh cho con cũng như việc lựa chọn phương pháp trị hăm tã. Mỗi cơ địa của trẻ sẽ có sự phản ứng khác nhau trước các phương pháp mẹ áp dụng, điều đó giải thích tại sao có bé áp dụng được phương pháp này mà lại không hiệu quả ở phương pháp khác.

Về cách ngăn ngừa và chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh, hiện có các cách như:

- Dùng các bài thuốc dân gian (lá khế, khá trầu không, lá chè…) để đun nước tắm cho bé, hoặc có thể dùng chè khô pha đặc, chấm vào vùng bị hăm tã cũng giúp se da, loại trừ hăm nhanh chóng.

Chữa hăm tã từ lá khế cho trẻ sơ sinh

Lá khế đun nước tắm chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh cũng rất hiệu quả

Bài thuốc dùng lá trầu không chữa hăm tã cho bé

Lá trầu vò nát hoặc đun sôi lấy nước tắm cho trẻ sơ sinh bị hăm tã - Lá trầu không trị hăm tã

Lá trà xanh chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh vùng hăm tã cho bé sơ sinh bằng Lá trà xanh - Lá chè xanh trị hăm tã

Trà khô(trà mạn) chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chè khô

- Thuốc trị hăm tã: Cũng là một phương pháp tiện lợi và hiệu quả, mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc trị hăm của các nhãn hàng uy tín, có thương hiệu để bôi vào vùng da bị hăm cho con. Lưu ý cần rửa sạch sẽ, thấm khô cho bé mới tiến hành bôi thuốc, không nên bôi quá nhiều hoặc quá dầy.

- Bột tắm thảo dược: Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng bột tắm thảo dược chiết xuất từ Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu Mùi… để pha với 1 lít nước ấm và vệ sinh vùng hăm tã cho trẻ. Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất trong việc loại trừ hăm tã ở trẻ nhỏ hiện nay.

Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh - Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng - Sản phẩm đặc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Để tránh tình trạng hăm tã kéo dài, cha mẹ cần nhớ không áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp, không tắm cho con bằng sữa tắm khi đang bị hăm tã bởi trong sữa tắm có chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tạo mùi, chất làm sạch và hóa chất kích ứng sẽ khiến da bị kích ứng, làm chứng hăm da nặng hơn.
Vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ tránh xa hăm tã - tắm thường xuyên cho bé

Vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ tránh xa hăm tã

Mẹo phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này luôn đúng với mọi trường hợp kể cả hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một bật mí cho các mẹ là nếu thực hiện tốt những điều này, chắc chắn sẽ không bao giờ mẹ phải muộn phiền với câu hỏi “Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị hăm tã chữa mãi không khỏi?”.

Dưới đây là các mẹo nhỏ mẹ cần biết:

- Thay tã, bỉm thường xuyên cho trẻ dù bề mặt của tã chưa bị bẩn hoặc ướt.

- Dùng nước ấm để vệ sinh vùng mông, bẹn cho bé sau khi thay tã. Lau da trẻ nhẹ nhàng và thật khô trước khi mặc tã mới.

- Không dùng giấy ướt, xà phòng tắm có mùi hương khiến hiện tượng kích ứng da tồi tệ hơn.

- Nên cho da bé được nghỉ ngơi, thoáng mát bằng cách ngừng đóng bỉm trong một vài ngày. Đôi khi để bé “nude” sẽ giúp bé dễ chịu và phòng ngừa được hăm tã.

- Không nên lạm dụng dùng những sản phẩm bôi, rắc quá nhiều dễ gây bít tắc lỗi chân lông vùng hăm.

- Trường hợp bé bị đi ngoài hay tiểu són nhiều mẹ không được dùng giấy ướt hay khăn lau mà nên dùng nước vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Bí quyết trị hăm tã dứt điểm của chị Phương Anh cho con gái

Hăm tã có thể tự điều trị ở nhà, tuy nhiên nếu bệnh hăm tã kéo dài, vết hăm tã có mủ hoặc lở loét, bé bị sưng nề, nổi hạch bẹn, da đỏ lan ra những vùng khác như tay, mặt, da đầu, bé sốt, biếng ăn, sụt cân thì cần lập tức đưa trẻ đi thăm khám để được chữa trị kịp thời.

Đọc thêm: Trẻ bị hăm tã ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
3.83 - 3 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21