Không cần sử dụng phấn rôm, kem bôi chống hăm hay bất cứ phương thuốc nào, chỉ cần những cỏ cây, hoa lá này cũng sẽ mang đến cho chị em cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh cực an toàn và hiệu quả.
Tiết lộ những bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Với kinh nghiệm được lưu truyền từ ngàn đời nay, các bài thuốc dân gian vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình trong việc giúp họ đẩy lùi chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và thực tế đã chứng minh, đây cũng là cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm nhất.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh - Chè xanh được xem là “khắc tinh” của hăm tã
Chè xanh, nụ vối, lá trầu không: Là ba nguyên liệu phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất để trị hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ bằng việc rửa sạch những loại lá này, cho vào nước, đun sôi, chờ đến khi nước nguội bớt là có thể dùng để lau, rửa vùng da bị hăm của bé . Với vài lần áp dụng là mẹ sẽ không còn phải bận tâm về tình trạng hăm da ở trẻ nữa.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng búp và nụ vối
Cây mã đề: Cây mã đề cũng nằm trong "top" chữa hăm cho trẻ rất tốt. Đặc biệt, nước từ lá cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra. Để trị hăm da cho bé, các mẹ hãy lấy một vài lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát lấy nước, thoa nhẹ lên vùng da hăm tã.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng cây mã đề
Lá khế: Nói đến cách chữa hăm ở trẻ sơ sinh không thể không nhắc đến lá khế. Đây là loại lá lành tính và có công dụng làm mát, sạch da và trị hăm ở trẻ hữu hiệu. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm ở trẻ.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Búp ổi, lá ổi: Búp ổi hay lá ổi đều có thể chữa hăm cho trẻ nhỏ, cũng giống như các loại lá khác, chỉ cần rửa sạch vài lá hoặc búp ổi, cho vào nước, đun sôi và rửa chỗ hăm cho bé.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng búp và lá ổi
Cỏ roi ngựa: Phơi khô hoặc sao khô cỏ roi ngựa, hầm với nước sôi từ 10 đến 15 phút, rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, ngày 2 đến 3 lần sẽ giúp bé hết hăm.
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng cây cỏ roi ngựa
Dầu ô-liu: Ngoài tác dụng làm đẹp da, là nguyên liệu cho các món ăn, dầu ô-liu còn giúp chữa hăm ở trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy xoa một lớp dầu oliu mỏng vào vùng da bị hăm để làm lành và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.
Trẻ bị hăm tã đừng quên dầu ô-liu
Những nguyên tắc cần nằm lòng khi bé bị hăm tã
Nếu bạn lựa chọn cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng các bài thuốc dân gian thì cần phải nằm lòng những vấn đề sau:
- Phải đảm bảo rằng những nguyên liệu bạn sử dụng để trị hăm tã cho con có nguồn gốc đảm bảo, được rửa sạch để loại trừ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn và sâu bọ.
- Khi sử dụng các bài thuốc dân gian mà nhận thấy vết hăm tã có dấu hiệu bị kích ứng (lan rộng, tấy đỏ, mẩn đỏ) thì phải dừng ngay lại và đưa bé đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
- Không nên kết hợp cùng lúc các bài thuốc này với những cách trị hăm da khác như (kem bôi, phấn rôm, sữa tắm) để trị hăm cho bé, vì sẽ rất dễ khiến da bé bị tổn thương, khiến tình trạng hăm tã nặng hơn.
Chuyên gia chia sẻ về biện pháp tối ưu trị bệnh ngoài da cho trẻ
Song song với đó, trong cách chữa bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, nhất là mỗi lần bé đi tiểu tiện, đại tiện; thường xuyên thay tã hoặc bỉm, nên mặc cho bé tã lót, quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, tránh chà sát hoặc làm tổn thương vùng da trẻ bị hăm,…
Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do bố mẹ vệ sinh sai cách