Kết quả khảo sát gần đây của Viện da liễu cho thấy, tại Việt Nam, có đến 35% trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi từng bị hăm tã ít nhất 1 lần, cá biệt có trẻ bị tái hăm nhiều lần trong năm. Và “thủ phạm” gây ra tình trạng này ở trẻ khiến không ít người “mắt tròn, mắt dẹt”.
“Kẻ” chủ mưu khiến trẻ tái phát hăm nhiều lần
Hăm tã (hay viêm da tã lót) là một dạng viêm da ở vùng mặc tã khi hệ thống bài tiết tại da bị bịt kín do đổ mồ hôi quá nhiều, nước tiểu ứ đọng trong tã bỉm quá lâu mà không được vệ sinh hoặc thay rửa kịp thời khiến da trẻ bị tổn thương hoặc có thể gây ra mụn nhọt.
Phần lớn mọi trẻ em đều là “nạn nhân” của hăm tã
Hăm tã thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi với những dấu hiệu điển hình như: đỏ da ở vùng mặc tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục kèm mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn sau đó lan dầu ra mông, đùi, gây da căng và lốm đốm đỏ.
Có thể thấy tuy hăm tã không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự vận động của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Bởi không chỉ gây đau rát, khó chịu, hăm tã còn khiến trẻ mất ngủ, hay giật mình, ngủ không ngon và sâu giấc.
Chưa kể, nếu tình trạng hăm tã kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần còn khiến trẻ còi cọc, sụt cân, chậm phát triển, ăn không ngon miệng, đi lại và vận động khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia y tế, có đến 80% trường hợp hăm tã có nguyên nhân từ bỉm. Bởi ngay cả những chiếc bỉm có khả năng thấm hút cao cũng có thể gây ẩm ướt cho da bé. Việc thường xuyên phải tiếp xúc với ẩm ướt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu gây ra tình trạng hăm tã.
Bên cạnh đó, việc da bị chà xát vào bề mặt của bỉm hoặc bỉm quá chật, quá bí cũng có thể làm da bị ẩm, không thoát được mồ hôi, bị tổn thương và gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.
Lạm dụng bỉm là nguyên nhân khiến trẻ liên tục bị hăm tã
Không chỉ là “thủ phạm” gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tã bỉm cũng là nguyên nhân chính hăm tã ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần. Bởi làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên thường ít có khả năng chống đỡ lại chất gây viêm da nên sẽ dễ trở thành đối tượng bị hăm tã tấn công, thăm hỏi.
Chưa kể việc không được thay tã bỉm thường xuyên hoặc lau khô vùng mặc tã mỗi lần bé tiểu tiện, đại tiện hay tắm rửa cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc hăm tã ở trẻ và khiến trẻ tái phát hăm tã liên tục trong thời gian ngắn.
Cần làm gì khi bé tái phát hăm tã nhiều lần?
Việc bé liên tục bị hăm tã tái đi tái lại nhiều lần thực sự là nỗi khổ tâm rất lớn với nhiều ông bố bà mẹ. Vì bố mẹ nào chả xót xa khi thấy con khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn mỗi lần hăm tã. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể giúp bé khỏi hăm tã và không bị tái phát hăm tã nhiều lần?
Cần vệ sinh vùng mặc tã cho bé thường xuyên
Các chuyên gia y tế cho rằng, để chữa trị hăm tã là một việc làm rất đơn giản, thế nhưng để trẻ cả đời không tái phát hăm tã là một điều không hề đơn giản. Bởi như đã chia sẻ ở trên, hăm tã thường liên quan nhiều đến việc sử dụng tã bỉm cũng như cách vệ sinh, chăm sóc vùng da mặc tã ở trẻ hàng ngày.
Để trị hăm tã, nhiều bà mẹ thường tắm, vệ sinh cho con bằng nước lá chè xanh hoặc bôi kem, thuốc trị hăm tã. Tuy nhiên, hiện trên thị trường xuất hiện một cách trị hăm tã vô cùng an toàn, nhanh chóng và tiện dụng đó là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.
Theo đó, mẹ chỉ cần pha một gói nhỏ Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 1 lít nước ấm và vệ sinh vùng da trẻ bị hăm ngày 2 lần là sẽ giúp tống tiễn được hăm tã ở trẻ. Sở dĩ Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là “khắc tinh” của hăm tã là vì sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da hữu hiệu.
Bên cạnh việc vệ sinh dùng da bị hăm của trẻ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng mỗi ngày, các mẹ cũng cần lưu ý:
- Giữ vùng da mặc tã bỉm của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – giải pháp trị bệnh hăm tã hiệu quả
Bột tắm Nhân Hưng Hộp 30 gói
- Sau khi bé tiểu tiện, đại tiện nên dùng nước ấm và khăn vải mềm để lau sạch, thấm khô trước khi mặc bỉm hoặc quần cho bé.
- Thay tã bỉm thường xuyên cho bé ngay cả khi chưa đầy (khoảng 3-4 giờ/ lần).
- Nên thường xuyên cho bé nude hoặc cho bé dùng bỉm càng ít càng tốt.
- Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương.
- Không tự ý sử dụng các loại kem trị hăm có chứa corticoid khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Nếu phát hiện bé bị sốt, vùng da bị hăm ngày càng tấy đỏ, sưng, phồng, nổi mụn, lở loét, mưng mủ, bé không chịu bú sữa hoặc bị nôn, tiểu chảy thì rất có thể bé đang bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng da. Trong trường hợp này mẹ cần lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra.
Đọc thêm: Mẹo trị hăm tã bằng lá trà xanh vô cùng hiệu quả