Vệ sinh sạch sẽ, sử dụng bài thuốc dân gian, bôi kem, uống thuốc… Có quá nhiều giải pháp giúp trị hăm tã, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy đâu mới là cách giúp trẻ thoát khỏi những bệnh ngoài da này an toàn, hiệu quả, nhanh chóng lại tiện dụng cho các mẹ bỉm bận rộn.
Bắt bệnh hăm tã, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cùng với hăm tã, mụn nhọt là chứng bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một điểm chung nữa của hai chứng bệnh này là thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát đó là lý do chúng khiến không ít mẹ bỉm lao đao trong việc tìm cách chăm sóc và điều trị.
Theo bác sỹ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, nguyên nhân khiến trẻ hăm tã là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp mảng bảo vệ nên rất dễ gây kích ứng khi thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như môi trường ẩm ướt, bụi bẩn, hóa chất…
Trong khi đó, mụn nhọt thường do vi khuẩn hoặc tụ cầu gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng mụn rôm ở trẻ nếu không vệ sinh kĩ cũng dẫn tới việc hình thành mụn nhọt, có thể nhiễm trùng gây mụn mủ…
Bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc - Chuyên gia Nhi Trung Ương hướng dẫn cách trị hăm tã, mụn nhọt cho bé
Hăm tã thường xảy ra ở khu vực mặc tã với những dấu hiệu đặc trưng như vùng da này tấy đỏ, căng da khiến trẻ đau rát, khó chịu. Còn mụn nhọt lại có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể trẻ, nhất là những điểm thường xuyên bị ma sát là cổ, mặt, đùi, nách và mông.
Khi bị mụn nhọt, trên da trẻ sẽ xuất hiện nốt đỏ to bằng hạt đậu, sau đó nốt này lớn dần lên, vùng da xung quanh cũng đỏ tấy và gây đau đớn cho trẻ.
Hăm tã, mụn nhọt có nguy hiểm không?
Tuy là bệnh ngoài da nhưng hăm tã, mụn nhọt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ, chủ quan khi con mắc hai bệnh này.
Bởi hăm tã không chỉ hạn chế khả năng vận động của trẻ mà còn khiến trẻ đau rát, khó chịu, cáu gắt, không chịu chơi, ăn uống. Đặc biệt, hăm tã sẽ chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn nếu không được trị dứt điểm.
Mụn nhọt có thể gây sốt, mưng mủ ở trẻ thậm chí còn là tác nhân gây nhiễm trùng máu
Tương tự, dẫu nhỏ nhưng mụn nhọt lại có “võ”. Mụn nhọt có thể gây sốt, mưng mủ ở trẻ thậm chí còn là tác nhân gây nhiễm trùng máu, viêm mủ màng phổi, tràn mủ màng tim, viêm màng não mủ ở trẻ. Nếu không được kịp thời, mụn nhọt có thể gây tử vong ở trẻ.
Đâu là cách trị hăm tã, mụn nhọt ở trẻ an toàn, hiệu quả?
Để đẩy lùi hăm tã, mụn nhọt nhiều mẹ đã sử dụng bài thuốc dân gian từ lá chè xanh, khổ qua, lá khế để tắm cho trẻ hoặc sử dụng kem bôi thoa lên vùng da mắc bệnh.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là những biện pháp tối ưu bởi dẫu cách làm đơn giản, tiết kiệm nhưng các bài thuốc dân gian có thể chứa tạp chất, bụi bẩn, sâu bọ, thuốc bảo vệ thực vật dễ làm kích ứng da, viêm da. Trong khi đó, kem bôi dù tiện dụng song vẫn có thể chứa các thành phần gây hại cho làn da của trẻ.
Để đảm bảo sự an toàn và khỏe mạnh cho làn da bé mẹ thường xuyên sử dụng Bột tắm Nhân Hưng
Vậy cần làm thế nào để giúp trẻ có làn da khỏe mạnh, mịn màng và không còn dấu hiệu của hăm tã, mụn nhọt? Các mẹ hãy “quẳng gánh lo đi” bởi hiện đã có sản phẩm giúp “thổi bay” hăm tã, mụn nhọt cũng như các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất an toàn, hiệu quả, giúp mẹ bỉm tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
Với các thảo dược thiên nhiên Tinh chất Hoàng liên, Berberin, Chlorophyll, tinh dầu Mùi…, bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng không chỉ có tác dụng làm sạch da, giúp da khô thoáng, mềm mịn mà còn đặc biệt hữu hiệu trong việc khử mùi, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, chống viêm, giảm ngứa.
Bên cạnh việc “kết bạn” với bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, mẹ đừng quên giữ trẻ luôn sạch sẽ; cho trẻ mặc đồ thoáng mát; không trà sát, gãi hoặc nặn vùng da bị hăm, mụn nhọt đồng thời nên tạm ngưng tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa, hóa chất kích ứng vì những thành phần trên sẽ làm bệnh hăm tã, mụn nhọt trầm trọng hơn…
Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục