Chuyên gia giải đáp bệnh rôm sảy có lây không?

Thời tiết nóng bức, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó tránh khỏi bị rôm sảy tấn công. Tuy lành tính nhưng rôm sảy khiến nhiều bậc cha mẹ mất ăn mất ngủ vì con liên tục ngứa ngáy, quấy khóc, kém ăn. Vậy, rôm sảy có lây không? Hãy để chuyên gia giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc này nhé.

Bệnh rôm sảy có lây không?

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn tới rôm sảy chủ yếu là do thời tiết nóng bức, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi để làm mát và điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn dưới các lỗ chân lông gây nên viêm nhiễm, dẫn tới rôm sảy.

Mặt khác, khi trẻ vận động nhiều, mặc quần áo chất liệu dày, bó sát, quấn tã bỉm thường xuyên… cũng khiến mồ hôi khó thoát ra được nên dễ dàng bị rôm sảy tấn công.

Rôm sảy có lây không? Câu trả lời là không

Rôm sảy có lây không? Câu trả lời là không

Do có quá nhiều điều kiện thuận lợi để rôm sảy khởi phát, khi xuất hiện trên cơ thể chúng khiến trẻ bị ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cha mẹ lo lắng liệu rôm sảy có lây không? Theo các chuyên gia, rôm sảy là bệnh lý ngoài da thông thường, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang người khác.

Mặc dù rôm sảy không lây nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên coi thường, khi thấy bé xuất hiện triệu chứng của bệnh hãy tìm cách điều trị ngay, nếu để kéo dài bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.

Đọc thêm: Trẻ bị rôm sảy trên mặt và cách điều trị sau 3 ngày

Điều trị rôm sảy bao lâu thì hết?

Rôm sảy không lây lan như nhiều cha mẹ vẫn lầm tưởng. Việc điều trị bệnh cũng không quá khó khăn và kéo dài. Thông thường, nếu trời mát rôm sảy ở trẻ có thể tự hết sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà cha mẹ không áp dụng các biện pháp điều trị cho trẻ, bởi rôm sảy nếu để tự hết khả năng tái phát lại sẽ rất cao, những đợt tái phát sau mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần so với đợt đầu.

Rôm sảy nếu không điều trị sẽ thường xuyên tái phát

Rôm sảy nếu không điều trị sẽ thường xuyên tái phát

Chưa kể, nếu để rôm sảy kéo dài sẽ diễn biến thành rôm sảy đỏ, rôm sảy sâu, mụn mủ… vô cùng nguy hiểm, thậm chí còn gây nên nhiều biến chứng như: trẻ bị nôn ói liên tục, sốt cao, sụt cân, tim đập nhanh, nhức đầu, choáng váng…

Mách mẹ cách điều trị rôm sảy cho trẻ cực “nhạy”

Chắc hẳn các mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi rôm sảy có lây không? Mặc dù không lây nhưng nếu không điều trị rôm sảy càng sớm càng tốt, trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như: viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết…

Những phương pháp dưới đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng giúp con thoát khỏi bệnh lý rôm sảy khó chịu này:

Vệ sinh da bé sạch sẽ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé mắc phải rôm sảy đó là làn da không được vệ sinh kịp thời và sạch sẽ mỗi khi tiết mồ hôi. Do đó, vào thời tiết nóng nực mẹ cần chú ý lau mồ hôi thường xuyên cho con, đồng thời tắm cho con hàng ngày bằng Bột tắm Nhân Hưng giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn rôm, làm sạch da tự nhiên. Kiên trì sử dụng từ 3-5 ngày rôm sảy ở trẻ sẽ biến mất lúc nào không hay.

Bột tắm Nhân Hưng trị rôm sảy cho trẻ cực “nhạy”

Bột tắm Nhân Hưng trị rôm sảy cho trẻ cực “nhạy”

Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm nhân hưng

Không nên để trẻ vận động mạnh

Nếu trẻ vận động mạnh, chạy nhảy nhiều dưới thời tiết nóng bức sẽ đổ nhiều mồ hôi càng khiến cho rôm sảy nổi nhiều hơn.

Luôn giữ thân nhiệt trẻ ở mức ổn định

Nếu thời tiết quá nóng, cha mẹ cần có biện pháp làm mát cho trẻ như: sử dụng máy lạnh, quạt mát… đồng thời cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt để không gây nóng bí. Mặt khác, không gian sống của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

Chú trọng dinh dưỡng

Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây giúp làm mát và tăng sức đề kháng cho trẻ. Hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa thành phần kích ứng khiến rôm sảy nổi nhiều hơn. Cho trẻ uống nước đầy đủ, ngủ đủ giấc.

Bổ sung rau xanh, trái cây giúp trẻ nhanh hết rôm sảy

Bổ sung rau xanh, trái cây giúp trẻ nhanh hết rôm sảy

Hạn chế để trẻ cào gãi

Rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu, tuy nhiên cha mẹ nên hạn chế để trẻ dùng tay cào gãi sẽ khiến các nốt mụn vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng và lan sang các vùng da xung quanh.

Không tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học

Khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ không nên dùng phấn rôm chữa cho con sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời không tự ý điều trị bằng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có công dụng cụ thể…

Trong quá trình điều trị nếu thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường cần đưa tới cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời.

Tham khảo:

>>> Bé bị rôm sảy ở cổ và cách trị nhanh nhất

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
0.5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21