Trẻ có thể bị sưng nề, ngứa, đỏ, đau nhưng cũng có thể bị dị ứng, nổi mề đay, phù môi mắt, co thắt phế quản thậm chí là sốc phản vệ nếu bị côn trùng cắn. Bởi vậy việc xử lý vết côn trùng cắn hoặc đốt trẻ một cách kịp thời có vai trò rất quan trọng, giúp trẻ thoát khỏi vòng nguy hiểm và bảo toàn tính mạng.
Những côn trùng có thể gây phiền toái cho trẻ nhỏ
Là nước có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên Việt Nam luôn có hệ sinh thái đa dạng, côn trùng phát triển phong phú quanh năm. Cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi thì sự năng động, ưa thích khám phá tìm hiểu thiên nhiên, vạn vật của trẻ nhỏ là lí do trẻ dễ trở thành “miếng mồi” ngon cho côn trùng.
Vậy đâu là những loại côn trùng có thể gây tổn hại đến làn da, sức khỏe của trẻ và biểu hiện khi trẻ bị các loại côn trùng này cắn là gì?
Trẻ lúc nào cũng có thể bị côn trùng cắn
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều loại côn trùng và ở mỗi loại khi cắn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
1. Kiến, ruồi, muỗi, rệp cắn:
Những loại côn trùng này cắn trẻ thường làm da phồng đỏ, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Đối với kiến, nếu là do kiến lửa thì có kèm theo cảm giác nhói buốt dai dẳng và triệu chứng sưng phù, xuất hiện mụn, gây nhức nhối.
Ở một số trường hợp cá biệt, nọc độc của kiến lửa có thể khiến trẻ hoa mắt, chóng mặt, thở gấp hoặc sốc… Nếu vết cắn ở trẻ bị phồng rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên để tránh nhiễm trùng.
Kiến cắn gây sưng, ngứa - Vết côn trùng cắn
Tham khảo: Cách trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian
2. Ong:
Là loài có nọc độc, nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine... nên thường gây nhức, khó chịu cho trẻ.
Trường hợp nặng trẻ có thể tím tái, trụy tim, nôn ói, khó thở, toàn thân bị phù nề, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu bị ong vò vẽ, ong đất, ong bắp cày đốt trên 10 đốt có thể “cướp” đi tính mạng của trẻ.
3. Bướm:
Bướm, ấu trùng bướm là ấu trùng của bướm hoặc bướm đêm, dù có lông ngắn nhưng nó có thể gây kích ứng da như viêm da, ban đỏ, phù nề, sẩn, nổi mụn nước, mụn mủ, nóng, rát.
Nguy hiểm ở chỗ là loài ấu trùng này có thể bò trực tiếp lên mặt, cổ, chân, ta, mắt để tấn công trẻ hoặc có thể do gió thổi đưa lông dính vào quần áo, khi trẻ mặc vào đều có thể dính nạn.
Chơi với thú nuôi, trẻ có thể bị bọ chét cắn - Vết côn trùng cắn
>>> Đọc thêm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy và cách xử lý triệt để
4. Bọ chét, rận, ve cắn:
Những côn trùng này thường sống ký sinh ở chó, mèo hoặc bụi rậm. Khi bị bọ chét, rận hay ve cắn, trẻ cũng có triệu chứng mẩn đỏ khắp người, đau nhói, sưng kèm theo đó là nóng sốt kéo dài.
5. Nhện:
Ngoài việc dăng tơ gây bẩn nhà, nhện còn có thể cắn trẻ gây phồng da, sưng đỏ và nhức thậm chí nhiều trẻ còn bị sốt, chóng mặt.
6. Sâu róm:
Cần cảnh giác với râu róm vì lông của sâu róm đều tiết ra chất làm ngứa rát, nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Thỉnh thoảng trẻ còn có thể bị xuất huyết trong vài giờ hoặc vài ngày khi bị lông sâu róm dính vào da. Cá biệt có trẻ còn bị sưng hạch, hạ huyết áp, co giật và tử vong chỉ vì lông sâu róm.
Đừng đùa khi bị sâu róm tấn công - Vết côn trùng đốt
Đọc thêm: Cách chữa kiến cắn bằng mẹo dân gian vô cùng đơn giản
Mách mẹ cách thông minh xử lý vết côn trùng cắn hoặc đốt trẻ
Do còn nhỏ nên trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc, bảo vệ bản thân trước sự tấn công của côn trùng, do đó, cha mẹ cần để mắt thường xuyên đến trẻ và xử lý thật nhanh vết côn trùng cắn, phòng những bất chắc có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ.
Trước hết, dù vết côn trùng cắn, đốt dù nặng hay nhẹ, nhiều hay ít cha mẹ cần tuyệt đối không để trẻ gãi, cào cấu lên vùng da đang bị tổn thương khiến da trầy xước và phát tán độc tố.
* Trường hợp trẻ bị côn trùng cắn ở thể nhẹ với biểu hiện ngừa, sưng đỏ:
- Rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch, rửa lại bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó bôi cho trẻ thuốc trị côn trùng cắn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như Prednisolone Valerate Acetate để giảm sưng đỏ, đau ngứa rát ở trẻ.
Lưu ý không sử dụng nhóm kháng viêm có chứa corticoid vì có thể gây teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi.
Rửa vùng da bé bị tổn thương với xà phòng để xử lý vết côn trùng cắn
* Trường hợp trung bình, triệu chứng gồm sưng đỏ lan rộng kèm theo cảm giác ngứa rát:
- Rửa sạch vùng da tổn thương của trẻ với nước, dùng nhíp hoặc tay lấy nọc độc của côn trùng ra.
- Rửa lại bằng xa phòng diệt khuẩn, chườm đá lạnh để giảm đau nhức.
- Thoa thuốc có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate hoặc thoa một lớp dày gel thảo dược thiên nhiên có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng viêm như Oatrum Kids lên vùng da bị côn trùng cắn cũng giúp bé cải thiện tình hình nhanh chóng.
Oatrum Kids được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, không chứa corticoid nên rất an toàn, thân thiện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt hiệu quả trị côn trùng cắn của sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Oatrum Kids – bí quyết trị các vết côn trùng cắn trẻ hiệu quả
* Trường hợp nặng:
- Nếu sau khi rửa vùng da bằng nước sạch và bôi các loại thuốc ở trên nhưng bé vẫn có các dấu hiệu như khó thở, nôn, tím tái, nổi ban, tim đập nhanh, ngủ li bì, sốc phản vệ, sốt cao… mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Tìm hiểu thêm:
>>> Vết trầy xước mưng mủ có nguy hiểm không?