Cách chữa kiến cắn cho bé bằng mẹo dân gian

Bất cứ lúc nào bé nhà bạn cũng có thể bị kiến cắn bởi kiến là một loại côn trùng vô cùng phổ biến. Tuy nhỏ bé nhưng kiến có thể khiến vùng da trẻ bị tổn thương, gây viêm da, để lại sẹo hoặc mang theo những mầm bệnh từ vi trùng, vi khuẩn. Để giúp các bậc phụ huynh bớt lo lắng, dưới đây là cách chữa kiến cắn cho bé an toàn và nhanh chóng nhất bằng những mẹ dân gian cực gần gũi, dễ tìm.

Dấu hiệu trẻ bị kiến cắn

Ít ai biết rằng, kiến cắn khác với kiến đốt. Thông thường kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da trẻ nhưng nếu đốt thì kiến sẽ dùng ngòi ở phần cuối cơ thể để chích vào da.

Nọc độc của kiến chứa nhiều độc tố nhưng chủ đạo vẫn là axit fomic. Khi bị kiến cắn hoặc đốt trẻ sẽ thấy đau, nhói đôi khi đau dữ dội và dịu sau đó vài giờ. Để ý sẽ thấy, vùng da xung quanh vết cắn sẽ bị tấy đỏ và phồng rộp.

 Kiến cắn gây đau, khó chịu ở trẻ

Kiến cắn gây đau, khó chịu ở trẻ

Xem thêm: Cách trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian an toàn nhất

Nếu không may bị kiến lửa, kiến ba khoang đốt thì vết cắn ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vì đây là những loài kiến rất độc. Cá biệt, ở một số trường hợp trẻ có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như sưng đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu và hôn mê… Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Nhiều người cho rằng, chẳng làm gì cũng có thể bị kiến cắn, đơn giản kiến là vậy, trẻ ngồi chơi nhưng vô tình gặp kiến cũng có thể bị đốt, và kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện. Bởi vậy nếu thấy trẻ bị kiến cắn, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tránh xa khỏi tổ kiến để tránh bị đốt nhiều hơn và gỡ kiến ra khỏi cơ thể trẻ, cởi quần áo trên người và thay cho trẻ bộ đồ khác.

 Nhiều trẻ khổ sở vì bị kiến ba khoang đốt

Nhiều trẻ khổ sở vì bị kiến ba khoang đốt

Đọc thêm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao?

Cách chữa kiến cắn cho bé an toàn, hiệu quả

Khi bé bị kiến cắn, mẹ nên rửa sạch vùng da bị tổn thương của trẻ bằng xà phòng một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, nọc độc trên da, sau đó chườm gạc mát hoặc đá lạnh lên vùng da này để làm dịu, tê vùng da và giảm sưng ngứa hiệu quả. Tiếp đó, mẹ dùng tinh dầu oliu nguyên chất xoa lên cho bé để làm xẹp vùng da bị kiến cắn, đốt.

Hoặc trẻ bị kiến cắn mẹ cũng có thể áp dụng những cách chữa kiến cắn cho bé bằng mẹo dân gian như sau:

3 bước sơ cứu khi phát biện bé bị kiến cắn

Vệ sinh vùng da bị kiến cắn, trườm đá lạnh để giảm đau, rát, thoa dầu oliu để giảm ngứa và nhiễm độc

Muối trắng - Giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng

Muối trắng - Giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng

- Muối trắng: Sau khi rửa vùng da trẻ bị kiến cắn với nước sạch, mẹ chà nhẹ một vài hạt muối trắng lên. Cách này sẽ giúp sát trùng và giảm ngứa cho trẻ khá tốt.

Chanh có tác dụng sát khuẩn tốt

Chanh có tác dụng sát khuẩn tốt

- Chanh: Có khả năng sát trùng tuyệt vời nên mẹ có thể áp dụng mỗi khi trẻ bị kiến cắn. Mẹ chỉ cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước và thoa lên vùng da bị kiến cắn của trẻ, sau đó rửa lại bằng nước sạch cho bé.

Giấm trắng

Giấm trắng(giấm gạo) - giúp giảm ngứa, sưng tấy, rát vùng kiến cắn

- Giấm: Cũng như chanh, giấm là một trong những nguyên liệu có thể dùng để chữa kiến cắn cho trẻ. Để trị kiến cắn, mẹ pha giấm với nước rồi xoa lên vết cắn, sau đó lấy gạc đắp lên cho bé. Giấm sẽ giúp giảm sưng tấy và ngứa rát do kiến cắn một cách hữu hiệu.

Hành tây và tỏi

Hỗn hợp hành tây và tỏi giúp giảm sưng, dị ứng...

- Hành tây và tỏi: Là hai gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp của các gia đình, hai gia vị này cũng là cách hay chữa kiến cắn cho bé. Để chữa kiến cắn cho bé, mẹ thái một lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Các hoạt chất có trong các loại gia vị này sẽ giúp giảm sưng, giảm dị ứng do kiến cắn ở trẻ.

Không để trẻ cào gãi lên vùng da bị kiến cắn

Không để trẻ cào gãi lên vùng da bị kiến cắn

Cũng cần phải nói thêm, kiến cắn thường gây ngứa và dễ khiến da trẻ bị phồng rộp, bởi vậy cha mẹ cần hạn chế tối đa để trẻ cào, gãi lên vùng da đang bị tổn thương. Nếu da trẻ xuất hiện những vết phồng rộp thì đừng để trẻ làm vỡ chúng vì có thể gây nhiễm trùng, rỉ mủ, cực kỳ nguy hiểm.

Đọc thêm:

>>> Cách chữa bệnh giời leo hiệu quả tại nhà

>>> Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì nhanh khỏi

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status