Lupus ban đỏ có dùng Serum Oaobi được không?

Lupus ban đỏ thường gặp ở độ tuổi từ 20-45 tuổi, với tỉ lệ ở nữ giới nhiều gấp 5 lần nam giới, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe nếu không được khám chữa và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp hay mạn tính các mô khác nhau của cơ thể. Hiện chưa rõ chính xác đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chứng minh bệnh lupus ban đỏ có liên quan đến yếu tố di truyền, virus, tia cực tím hay một số loại thuốc như: hydralazine, quinidine, procainamide, phenytoin, D. penicillamin…

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ thường xuất hiện ở vị trí mũi má tạo thành “Hình cánh bướm”, vùng trước tai, vùng da hở như mặt, căng tay, mu bàn tay, ngón tay. Đôi khi bệnh cũng có thể gặp ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như vùng đầu mặt, ngực vai, thân người hay chân tay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

- Người bệnh thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn. Bên cạnh đó kèm đau khớp hoặc viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.

- Những tổn thương da và xương được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh đã xuất hiện. Cụ thể gồm:

+ Da niêm mạc: Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, xạm da do nắng, loét niêm mạc miệng, mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da.

+ Cơ xương khớp: Đau, viêm như Viêm khớp dạng thấp, biến dạng khớp, loạn dưỡng cơ, hoại tử xương.

Lupus ban đỏ xuất hiện nhiều trên mũi, má

Lupus ban đỏ xuất hiện nhiều trên mũi, má

- Biểu hiện trên da: Ban đỏ mọc thành đám, mảng đỏ, đỏ tím, đỏ sáng hoặc ban dát sẩn, hơi phù nề thường không ngứa hoặc thâm nhiễm hơi cứng, có khi có vẩy, có khi đóng vẩy tiết.

- Khi thể lupus biểu hiện nặng hơn sẽ có những dấu hiệu như:

+ Máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách to, hạch to.

+ Thần kinh tâm thần: Rối loạn tâm thần, động kinh.

+ Tuần hoàn, hô hấp: Tràn dịch màng tim, màng phổi, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng Raynaud, viêm phổi kẽ, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.

+ Thận, gan: Protein niệu, tế bào trụ niệu, cổ trướng, rối loạn chức năng gan.

+ Mắt: Tắc tuyến lệ (hội chứng Sjogren) viêm kết mạc, viêm võng mạc.

Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có thể để lại những hệ quả nặng nề với sức khỏe người bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

- Dẫn đến huyết áp cao và suy thận.

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, ảo giác thậm chí động kinh. Có đến 80% người bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể bị rối loạn chức năng nhận thức.

Lupus ban đỏ để lại nhiều di chứng nặng nề với sức khỏe

Lupus ban đỏ để lại nhiều di chứng nặng nề với sức khỏe

- Thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu. Có thể gây viêm các mạch máu (viêm mạch) là một biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh lupus.

- Tăng nguy cơ phát triển viêm màng phổi, làm cho hơi thở gây đau đớn.

- Gây viêm cơ tim, động mạch hoặc màng tim. Ngoài ra còn gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Người mắc bệnh lupus ban đỏ thường dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp thông thường như cảm lạnh, nhiễm nấm; salmonella; herpes và zona. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm phổi và tử vong.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ như thế nào?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà việc điều trị lupus ban đỏ được chia làm 3 giai đoạn gồm tấn công, củng cố và duy trì. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị lupus ban đỏ bao gồm:

- Thuốc kháng viêm không steroid: Lupus ban đỏ kèm viêm đau khớp, sốt và viêm nhẹ các màng tự nhiên nhưng không kèm tổn thương các cơ quan lớn. Không dùng cho người viêm thận.

Lupus ban đỏ cần phối hợp nhiều loại thuốc

Lupus ban đỏ cần phối hợp nhiều loại thuốc

- Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine đáp ứng cho trường hợp có ban, nhạy cảm với ánh sáng, đau và viêm khớp.

- Điều trị toàn thân với liệu pháp Glucocorticoid: Dùng cho lupus ban đỏ có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán hoặc lupus ban đỏ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: Cho lupus thể nặng có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh như viêm cầu thận cấp nặng, có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu và thiếu máu huyết tán, lupus không đáp ứng với corticoid hay có xuất hiện tác dụng phụ của corticoid (Cyclophosphamide, Azathioprine, mycophenolate mofetil (500-1500mg), Methotrexate…).

Lupus ban đỏ có sử dụng được Serum Oaobi không?

Người bệnh lupus ban đỏ hoàn toàn có thể sử dụng Serum Oaobi để hỗ trợ điều trị bệnh, giúp dưỡng ẩm, mềm da, giảm ban dát, phù nề và đóng vẩy tiết trên da.

Serum Oaobi

Serum Oaobi

Với bộ 3 tác dụng vượt trội là giảm ngứa, dưỡng ẩm, mềm da cùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu, Serum Oaobi mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát các cơn ngứa ngáy, khó chịu, cấp ấp, dưỡng ẩm, làm mềm mại da và giúp tái tạo, phục hồi làn da mới.

Do đó, người bệnh lupus ban đỏ có thể sử dụng Serum Oaobi 2-3 lần/ngày để giúp vùng da bệnh nhanh phục hồi, dễ chịu hơn.

Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô, sau đó lấy một lượng Serum Oaobi vừa đủ thoa lên vùng da bị lupus ban đỏ. Cảm giác dễ chịu sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn.

Tìm hiểu:

>>> Bộ đôi trị chàm sữa hàng đầu Việt Nam

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21