Phân biệt làn da nhạy cảm và làn da dị ứng: Bạn đã biết cách chưa?

Rất nhiều người tưởng rằng làn da nhạy cảm cũng chính là da dị ứng, song thực tế cho thấy hai loại da này vẫn có sự khác biệt rạch ròi dựa vào các triệu chứng điển hình. Bởi vậy, đừng vội đồng nhất giữa da nhạy cảm và làn da dị ứng nhé.

Để giúp bạn có những tips cực hay phân biệt đâu là da nhạy cảm, đâu là da dị ứng một cách chuẩn chuyên gia, từ đó tự tin chăm sóc làn da của mình hơn thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Những điều cần nằm lòng về làn da nhạy cảm 

1.1. Thế nào được gọi là da nhạy cảm?

- Giới chuyên môn cho rằng, làn da nhạy cảm là làn da có biểu hiện bên ngoài bình thường, nhưng dễ phản ứng với các tác động từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất chính là mặt và cổ. 

Rất nhiều chị em thuộc làn da nhạy cảm

Rất nhiều chị em thuộc làn da nhạy cảm

1.2 Nguyên nhân khiến làn da trở nên nhạy cảm?

- Da nhạy cảm do chức năng hàng rào bảo vệ da tự nhiên (màng hydrolipidic) bị tổn thương, hoặc có thể do di truyền (mạch máu) khiến da bị nhạy cảm với nhiều tác nhân bên ngoài hơn da bình thường. 

1.3 Đâu là biểu hiện của làn da nhạy cảm?

- Da nhạy cảm không phải là 1 bệnh mà Bác sĩ có thể chẩn đoán được. Dấu hiệu ban đầu cho làn da nhạy cảm bạn có thể dễ dàng nhận biết đó là: da khô căng, ngứa rát hay châm chích, cảm giác khó chịu kéo dài mà chỉ người bị mới có thể cảm nhận được, có rất ít dấu hiệu biểu hiện ở ngoài da. Nếu có thì có thể da ửng đỏ hơn.

Da nhạy cảm thường có biểu hiện khô, ngứa, rát 

Da nhạy cảm thường có biểu hiện khô, ngứa, rát 

Để giúp bạn “nắm thóp” được da nhạy cảm chuẩn không cần chỉnh, bạn cần nằm lòng một số dấu hiệu của làn da nhạy cảm nhé. Cụ thể là:

+ Da thường khô căng, ngứa và khó chịu. 

+ Thấy xót hoặc rát da khi sờ vào. 

+ Da thường bị ảnh hưởng của thời tiết (đổ dầu vào mùa hè, căng khô vào mùa đông).

+ Da dễ ửng đỏ khi ăn cay.

+ Một số vùng da thường xuyên bị ửng đỏ, nổi mẩn đỏ. 

+ Một số vùng da có tình trạng sần sùi, bong tróc. 

+ Phản ứng khó chịu với các loại sản phẩm chăm sóc da, quần áo chất liệu thô. 

Một ví dụ điển hình về da nhạy cảm đó là: Bạn có thể thấy da mặt bị châm chích, ngứa rát khi dùng 1 loại sữa rửa mặt hoặc 1 loại kem chống nắng cụ thể nào đó. 

Với da nhạy cảm, thì ánh sáng mặt trời, gió, thời tiết lạnh, nhiệt độ hay khói bụi ô nhiễm… chính là những tác nhân thường ảnh hưởng nhất đến đến làn da này, do đó, bạn cần để làn da tránh chúng càng xa càng tốt nhé.

2. Những điều tuyệt đối không thể bỏ qua về làn da dị ứng

2.1     Định nghĩa về làn da dị ứng 

Da dị ứng là làn da khi tiếp xúc với tác nhân thường có biểu hiện ngoài da thấy rõ như da đỏ ửng, sần sùi, bong tróc, phát ban kèm theo biểu hiện ngứa rát, khó chịu. 

Da dị ứng gây nhiều khó chịu

Da dị ứng gây nhiều khó chịu

Trong nhiều trường hợp, một số chất đã kích hoạt phản ứng trong cơ thể được gọi là phản ứng histamine. Đây là một chất hoá học tự nhiên được giải phóng trong quá trình phản ứng dị ứng. Do đó có thể có những biểu hiện dị ứng như: chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa. thở khò khò, ho hay co thắt dạ dày…

2.2 Một số biểu hiện điển hình của da dị ứng 

Nếu làn da “nổi mình mẩy” và dị ứng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu thường gặp như: 

-    Nổi mề đay trên bề mặt da. 
-    Phát ban.
-    Phù mạch giống phát ban nhưng vết sưng sâu dưới da. 
-    Viêm da tiếp xúc dị ứng: Có nhiều biểu hiện của viêm da: phát ban sưng đỏ, sần sùi, ngứa hay bong vảy.

Biểu hiện của da dị ứng

Biểu hiện của da dị ứng

3. Bảng tổng hợp so sánh da nhạy cảm và da dị ứng 

Dưới đây là bảng so sánh ngắn ngọn nhất về da nhạy cảm và da dị ứng, bạn cần lưu nhớ nhé:
 

 

Da nhạy cảm

Da dị ứng

Biểu hiện bên ngoài

Bề ngoài da bình thường.

Da đỏ, ngứa, sưng tấy, châm chích, xuất hiện mụn nước.

Cảm thấy

Khó chịu: Cảm giác căng da, ngứa ran hay bỏng rát, châm chích.

Ngứa dữ dội

Vị trí thường xuất hiện

Mặt, cổ và ngực

Mặt và cơ thể.

Thời gian xuất hiện

Mọi lúc: Các triệu chứng vẫn tiếp diễn mà bên ngoài không nhìn thấy.

Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, nước hoa, chất bảo quản trong mỹ phẩm hay 1 yếu tố tác nhân nào đó ngoài môi trường.

Cách điều trị

Áp dụng phương pháp chăm sóc da nhạy cảm phù hợp. Đặc biệt, nên sử dụng Serum OAOBI hàng ngày để giúp dưỡng ẩm, cấp ẩm, giúp giảm đỏ, giảm ngứa, giảm khô và tái tạo, phục hồi làn da hiệu quả.

Xác định và loại bỏ các yếu tố gây dị ứng xung quanh. Cần thiết thì nên đến bsi chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Khi làn da nhạy cảm, đừng quên “kết bạn” với Serum OAOBI

Khi làn da nhạy cảm, đừng quên “kết bạn” với Serum OAOBI

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21