Có khoảng 30% trẻ sơ sinh từ 0-24 tháng tuổi bị hăm tã và có trên 80% trường hợp trẻ bị hăm tã xuất phát từ tã bỉm. Đó là lí do hăm tã được xem là một trong những bệnh về da vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, hăm tã cũng là số ít bệnh có thể dễ dàng nhận diện chỉ cần thông qua hình ảnh biểu hiện trên da của trẻ.
Làn da trẻ mong manh và nhạy cảm gấp 5 lần da người lớn nên rất dễ bị kích ứng, viêm da dẫn đến hăm tã khi phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt tại khu vực đóng tã trong nhiều giờ.
Khi bị hăm tã trẻ sẽ có những biểu hiện như vùng mông, hai bẹn, háng và xung quanh bộ phận sinh dục ửng đỏ, căng da sau đó đỏ đậm kèm mùi khai, trường hợp nặng có thể xuất hiện các vết lở loét khiến trẻ đau đớn, khó chịu, quấy khóc mỗi khi tiểu tiện hoặc thay tã, bỉm mới. Hăm tã tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự vận động và giấc ngủ của trẻ. Nếu để hăm tã kéo dài hoặc không được điều trị kịp thời sẽ khiến hăm tã biến chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.
Những hình ảnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Trường hợp hăm tã thông thường vùng mông, vùng kín của bé chỉ bị mẩn đỏ da
Bé tiểu tiện thường xuyên và không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ bị hăm tã, nhất là vùng mông
Sử dụng vải cứng, giấy khô vệ sinh mỗi lần bé đi đại tiểu tiện, dị ứng tã bỉm khiến vùng mông, hậu môn bé tổn thương trầm trọng
Trẻ sơ sinh là đối tượng hay bị hăm tã nhất bởi làn da và sức đề kháng của bé còn yếu, thời gian đầu chủ yếu quấn bỉm tã ...
Nhiều bé bị hăm tã, nhiễm trùng do sử dụng các loại tã bỉm không rõ nguồn gốc
Bỉm tã không đảm bảo khiến bé bị dị ứng biến chứng nguy hiểm
Vùng bẹn là vị trí dễ bị hăm tã bởi nó luôn ẩm ướt
Hình ảnh bé bị hăm tã do sử dụng sản phẩm bỉm tã không an toàn, không rõ nguồn gốc
Vùng hậu môn thường xuyên bị hăm tã ghé thăm mỗi khi bé bị đi ngoài trong thời gian dài
Vùng mông rất dễ khiến bé bị hăm bởi vệ sinh sau khi bé đại tiểu tiện không vệ sinh sạch sẽ, và mồ hôi ra nhiều khi đặt bé nằm nhiều
Hăm tã, mông cấp độ 1 - mẩn đỏ
Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng sau 3 ngày - Mẹ Nấm chia sẻ
Vùng bẹn háng của bé cũng là vị trí rất dễ bị hăm tã ghé thăm
Bé đi ngoài nhiều cũng dễ bị hăm tã - trường hợp này mẹ nên sử dụng nước ấm vệ sinh không dùng giấy ướt hoặc khăn
Nhiều trường hợp hăm tã nặng có thể dẫn tới xuất tiết và bội nhiễm
Hăm tã ở quanh khu vực hậu môn nhiều chủ yếu do bé bị đi ngoài và do vệ sinh sau mỗi lần bé đi ngoài không sạch sẽ
Mẹ cần đặc biệt chú ý sau mỗi lần đổi loại tã bỉm, nó có thể gây kích ứng da cho bé
Hình ảnh bé bị hăm ở vùng kín: Trường hợp này chủ yếu do bé đi tiểu nhiều và bị đóng bỉm tã nhiều nên khu vực bộ phận vùng kín của bé luôn ẩm ướt dẫn đến hăm vùng kín
Bé mặc bỉm tã quá chật hoặc cọ sát quá nhiều với bỉm tã cũng dễ dẫn tới hăm tã
Thông thường hăm tã ở trẻ trải qua 5 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Vùng mông và bẹn của trẻ ửng hồng hơn các vùng da bên cạnh, trẻ cảm thấy ngứa ngáy.
- Cấp độ 2: Vùng mông, bẹn và quanh vùng quấn tã của trẻ chuyển sang màu đỏ sậm hơn, có thể kèm một số mụn nhỏ li ti.
- Cấp độ 3: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tăng lên, vùng da bị tổn thương ở vùng mặc tã của trẻ cũng mở rộng hơn, nhìn rõ ràng hơn.
- Cấp độ 4: Vùng da mặc tã có thêm nốt sần, da hơi sưng có thể đóng mủ, bé quấy khóc, khó chịu do đau rát nhiều hơn.
- Cấp độ 5: Vết hăm đỏ, sưng, phù nề, mủ trắng gây đau đớn.
Dù là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhưng hăm tã rất dễ trị dứt điểm tại nhà chỉ sau 3-4 ngày điều trị. Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ nên vệ sinh vùng kín và khu vực đóng tã cho trẻ hàng ngày bằng sản phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa từ thảo dược thiên nhiên. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ và xây xát da đồng thời nên cho trẻ mặc quần rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt để bé thoải mái, dễ chịu.
Đọc thêm: Trẻ bị hăm tã kiêng ăn gì? và nên ăn gì cho nhanh khỏi