Bé bị hăm tã do đâu?

Bé bị hăm tã do đâu luôn là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm bởi trong 2-3 năm đầu đời các bé rất thường xuyên phải “làm bạn” với hăm tã. Việc hiểu rõ về “thủ phạm” khiến bé bị hăm tã cũng là cách giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý về da này đơn giản và dễ dàng hơn.

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Từ khi sinh ra đến khi lên 3 là quãng thời gian trẻ gắn liền với bỉm nhất nhiều tã. Rất nhiều người cho rằng, việc liên tục sử dụng tã bỉm trong thời gian dài là lí do khiến trẻ bị hăm tã. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi số liệu thống kê cho thấy có đến 80% trẻ bị hăm tã có nguyên nhân bắt nguồn từ tã bỉm.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều lí do khác khiến trẻ bị hăm bỉm, có thể kể đến như:

- Vệ sinh vùng mặc tã trẻ không sạch sẽ

- Chà xát với bỉm

- Trẻ ăn thức ăn lạ

- Trẻ dùng thuốc kháng sinh

- Sử dụng phấn rôm không đúng cách

- Vệ sinh vùng mặc tã trẻ không sạch sẽ: Vì luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thần kỳ của chiếc bỉm nên nhiều cha mẹ để con phải “chịu trận” tã bỉm trong thời gian lâu mà không biết rằng dù có khả năng thấm hút cao đến mấy thì bỉm cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da trẻ.

Chưa kể, việc để da trẻ tiếp xúc nhiều với nước tiểu, phân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh, phát triển cộng với việc không lau rửa vùng mông và bẹn trẻ sau mỗi lần thay bỉm hoặc bé đại tiện cũng là khởi nguồn gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.

Nhiều mẹ không vệ sinh đã vội vàng đóng bỉm cho trẻ

Nhiều mẹ không vệ sinh đã vội vàng đóng bỉm cho trẻ

- Chà xát với bỉm: Mặc bỉm quá chật, bỉm không đảm bảo chất lượng, hương thơm trong bỉm từ hóa chất cũng khiến da trẻ bị kích ứng, mẩn đỏ và dẫn tới hăm tã. Thực tế cho thấy, da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ bằng 1/5 da người lớn nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến da trẻ bị tổn thương, nhiễm bệnh.

- Trẻ ăn thức ăn lạ: Rất ít người biết rằng việc ăn thức ăn lạ trong quá trình ăn dặm có thể làm thay đổi thành phần phân của trẻ, khiến trẻ đi ị nhiều hơn. Đi ị nhiều hoặc bị tiêu chảy khiến vùng mông và hậu môn của trẻ liên tục bị ẩm ướt và hăm tã diễn ra là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu tính axit như cam, chanh cũng có nguy cơ bị hăm tã nhiều hơn các trẻ khác.

Thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây hăm tã

Thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây hăm tã

- Trẻ dùng thuốc kháng sinh: Mẹ dùng thuốc kháng sinh hoặc bé trực tiếp dùng thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dễ gây biếng ăn, rối loạn tiêu hóa mà còn là nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ.

- Sử dụng phấn rôm không đúng cách: Thói quen sử dụng quá nhiều phấn rôm cho trẻ sau mỗi lần tắm, mặc tã bỉm mới của nhiều bà mẹ thực chất lại tiếp tay cho tình trạng hăm tã ở trẻ gia tăng và cực hại cho sức khỏe của trẻ.

Các chuyên gia cho biết, sử dụng nhiều phấn rôm sẽ khiến da trẻ bị bít tắc lỗ chân lông và tạo ra những khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da của bé và gây hăm tã. Bên cạnh đó, nếu để trẻ hít phải phấn rôm còn gây viêm phổi và các bệnh lý về hô hấp khác.

Sử dụng phấn rôm trị hăm cho trẻ - Lành ít, dữ nhiều

Sử dụng phấn rôm trị hăm cho trẻ - Lành ít, dữ nhiều

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây hăm tã ở trẻ, từ giờ mẹ không cần hỏi “trẻ bị hăm tã do đâu” rồi nữa nhé.

Xử trí thế nào khi bé bị hăm tã?

Hăm tã tuy khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, đau rát nhưng là bệnh lý rất dễ chữa trị và ít để lại hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ. Để điều trị hăm tã, tốt nhất mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời để vùng da hăm tã nhanh chóng lành lặn.

- Rửa sạch vùng mặc tã của trẻ bằng nước ấm sạch mỗi lần trẻ đi vệ sinh, thay tã bỉm mới cho trẻ, sau đó thấm thật khô vùng da này mới mặc quần áo cho trẻ.

Lưu ý cần lau rửa nhẹ nhàng, tránh để bé đau và gây trầy xước da bé. Sau đó, thoa 1 lớp gel mỏng Oatrum Kids lên vùng da trẻ đang bị hăm. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da hiệu quả, Oatrum Kids giúp săn da trẻ nhanh chóng đồng thời giúp cải thiện hăm tã ở trẻ chỉ sau 2-3 ngày.

Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thay bỉm mới cho trẻ

Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thay bỉm mới cho trẻ

- Để da trẻ thông thoáng, thỉnh thoảng nên cho bé được nude để vùng mông, bỉm của trẻ thoải mái, dễ chịu.

- Không dùng khăn ướt để lau vùng mông cho trẻ vì khăn ướt có thể chứa cồn, hóa chất rất độc hại và không an toàn cho trẻ.

- Không sử dụng phấn rôm trong thời kỳ trẻ bị hăm tã, không sử dụng bột giặt, xà phòng, sữa tắm, nước xả vải… những chất này có thể khiến hăm tã ở trẻ trầm trọng hơn.

- Không tự tiện sử dụng các bài thuốc dân gian để tắm, rửa, vệ sinh vùng da trẻ bị hăm tã. Những loại lá này có thể chứa sâu bọ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khiến da trẻ bị kích ứng.

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc kem bôi có chứa corticoid để trị hăm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ liên tục bị hăm tã kéo dài hoặc cứ khỏi hăm tã lại tái diễn hoặc trẻ có dấu hiệu như vùng hăm tã nổi mụn, phồng, tấy đỏ, lở loét, mưng mủ, lan rộng hơn ở các khu vực xung quanh, trẻ có dấu hiệu bị sốt, nôn, lờ đờ, uể oải thì cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Bé bị hăm tã nặng

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21