Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn mọi mẹ cần biết

Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi bé bị côn trùng cắn sẽ giúp giảm thiểu được những nguy hiểm có thể sảy ra với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ nhanh trí để áp dụng trơn tru những cách này.

Làm thế nào để biết bé bị côn trùng cắn?

Theo các chuyên gia, với bản tính hiếu động và ưa khám phá nên các bé rất dễ bị côn trùng “tấn công”. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm thất thường như mùa hè thì tình trạng trẻ bị côn trùng cắn ngày càng gia tăng.

Trẻ nhỏ là đối tượng yêu thích của các loại côn trùng

Trẻ nhỏ là đối tượng yêu thích của các loại côn trùng

Ngoài ruồi, muỗi, bé có thể bị rệp, kiến lửa, kiến ba khoang, bọ chét và nhện cắn thậm chí còn có thể bị ong đốt. Nhưng với mỗi loại côn trùng sẽ gây ra những tổn thương khác nhau trên da của bé, thế nên mẹ phải thật sự nhạy bén để phát hiện và xử trí kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo, thông thường nếu bị rệp, muỗi hoặc kiến đốt trên da bé sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, có thể sưng, đau nhức, ngứa hoặc nổi bọng nước.

Trong khi đó, nếu bị ong bò vẽ đốt bé sẽ vô cùng đau nhức, khó chịu, phù nề tại điểm còn nọc độc. Nhiều trường hợp còn bị nôn ói, tim đập nhanh, khó thở, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, nếu bị bọ chét, ve cắn thì bé thường mẩn đỏ, sốt hoặc chóng mặt.

Dựa trên những biểu hiện và tùy theo mức độ nặng nhẹ, mẹ có thể tự tay chăm sóc bé tại nhà hoặc đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Với mỗi loại côn trùng cắn, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau

Với mỗi loại côn trùng cắn, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau

3 bước cần làm ngay khi bé bị côn trùng cắn

Để giúp bé không bị đau đớn, khó chịu khi bị côn trùng cắn, mẹ bỉm cần nằm lòng 3 bước sau:

- Bước 1: Làm sạch vết côn trùng cắn

Để loại bỏ chất độc và các vi khuẩn tại vùng da bé bị côn trùng cắn, các mẹ cần nhanh chóng tiến hành làm sạch vết cắn với nước sạch và xà phòng. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ C lên vết côn trùng cắn 2 lần/ ngày.

Việc sơ cứu và làm sạch vết cắn của các loại côn trùng càng tiến hành nhanh sẽ càng giúp bé bớt khó chịu và tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng và khiến bé đau đớn hơn.

Cần lập tức làm sạch vùng da bé bị côn trùng cắn bằng xà phòng

Cần lập tức làm sạch vùng da bé bị côn trùng cắn bằng xà phòng

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không gãi, cào cấu, nặn, trích vùng da bé bị côn trùng cắn vì có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết ở trẻ.

- Bước 2: Làm dịu tình trạng ngứa, đau tại vùng da bị côn trùng cắn

Sau bước làm sạch, mẹ cần tiến hành làm dịu vết thương cho bé bằng cách dùng một viên đá lạnh thoa lên vùng da bé bị côn trùng cắn từ 5-10 phút, sau đó bỏ viên đá ra. Khoảng 10 phút sau lại đặt đá lạnh lên, lặp lại như vậy một vài lần sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Chưa kể, những viên đá lạnh cũng có tác dụng nhưng những liều thuốc gây tê, làm giảm đau, ngứa ngáy và giảm sưng nhanh chóng đồng thời giúp bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài đá lạnh, các mẹ có thể làm giảm độc tố do côn trùng cắn bằng nước cốt chanh, giảm cảm giác ngứa với kem đánh răng hoặc dùng bột nở trộn với một ít nước thoa lên vùng da bé bị côn trùng đốt cũng giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Chườm đá giúp bé dễ chịu hơn

Chườm đá giúp bé dễ chịu hơn khi bị côn trùng cắn

- Bước 3: Điều trị y tế tại nhà hoặc đưa bé tới bệnh viện

Nếu thấy việc làm sạch và làm dịu vùng da bé bị côn trùng cắn vẫn không khiến tình trạng thuyên giảm, mẹ có thế cho bé uống thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) và thuốc kháng histamin nếu bé hay bị dị ứng.

Việc dùng thuốc bôi lên vùng da bé bị côn trùng cắn có thể tùy theo tình trạng cụ thể, tuy nhiên tốt nhất các mẹ nên thực hiện theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn.

Những ngày sau đó, mẹ có thể tắm, vệ sinh vùng da bé bị côn trùng bằng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa nhanh chóng, hiệu quả và an toàn như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng đồng thời tiếp tục theo dõi vết cắn có sưng tấy hoặc có biểu hiện gì khác lạ không.

Khi vết thương có dấu hiệu bất thường cần cho bé đến các cơ sở y tế

Khi vết thương có dấu hiệu bất thường cần cho bé đến các cơ sở y tế

Nếu thấy những triệu chứng bất thường như: bé phát ban, nổi mụn nước hoặc mụn thâm đỏ khắp da, khó thở, chóng mặt, sốt, ngất xỉu, vết thương ngày càng sưng to, tấy đỏ, lở loét hoặc chảy máu… mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, mẹ phải tuyệt đối thận trọng khi bé bị rết, bọ cạp cắn hoặc ong bò vẽ đốt vì nọc độc của các loại côn trùng này thường rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Do đó, sau khi thực hiện một số bước sơ cứu đơn giản như rửa vết thương bằng xà phòng hoặc chất kiềm, chườm lạnh thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Mẹo phòng tránh côn trùng cắn

Để bé yêu có một mùa hè đáng nhớ và tràn ngập niềm vui, mẹ bỉm cần tìm cách bảo vệ con trước sự tấn công của các loại côn trùng. Cụ thể mẹ chỉ cần:

- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ một cách sạch sẽ, dọn dẹp hết các vật dụng không cần thiết như: đồ chơi cũ, thảm cũ, vải ướt… tránh để côn trùng làm tổ và sinh sôi.

Chỉ nên cho bé vui chơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Chỉ nên cho bé vui chơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Xem thêm: Mẩn ngứa ở trẻ em

- Không cho bé chơi ở những nơi có cây cối um tùm, rậm rạp hoặc nơi chứa đồ cũ, nhà kho vì thường có nhiều rắn rết, bọ cạp, ong trú ngụ.

- Khi cho bé đi chơi trời tối nên mặc quần áo dài tay và bôi thuốc chống muỗi cho bé.

- Trồng các loại cây trong hoặc xung quanh nhà như xả, hương thảo, bạc hà, húng quế, chanh… cũng có tác dụng ngăn chặn côn trùng và chống muỗi, sâu bọ hiệu quả.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status