Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, có khó chữa không, có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, đâu là cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh nhanh chóng nhất?… Đó chỉ là 4 trong số vô vàn những thắc mắc của các bậc phụ huynh về bệnh chàm đỏ ở trẻ.
Nguyên nhân và dấu hiệu chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Chàm đỏ hay bớt đỏ, bớt rượu vàng là một dị dạng mao mạch lành tính mà tổn thương cơ bản là do giãn mạch máu trên da, về bản chất chàm đỏ chính là sự tập trung quá nhiều các tế bào sinh sắc tố ở da trẻ sơ sinh.
Chàm đỏ thường gặp nhiều nhất ở hai bên má của trẻ
Chàm đỏ thường gặp ở 0,3-0,5% trẻ sơ sinh tại các vị trí má, mặt, cổ. Ban đầu chàm đỏ hay bớt đỏ là những vết phẳng màu hồng đỏ, sau sẽ chuyển sang màu đậm hoặc màu tím nhạt. Phần lớn, trẻ sơ sinh hay bị chàm đỏ ở một hoặc hai bên má, chỉ có một số ít trường hợp chàm đỏ có thể xuất hiện trên khắp các vị trí trên cơ thể trẻ gây chảy máu, loét và mất thẩm mỹ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chàm đỏ nhưng chủ yếu là do di truyền, đột biến gen và trẻ bị nhiễm virus, nhiễm trùng. Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm với u máu, tuy nhiên nếu tinh mắt, sẽ thấy hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Trong đó:
- Chàm đỏ là sự tập trung quá nhiều của các tế bào sắc tố, không thể mất theo thời gian và thường xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Vết chàm đỏ nếu nằm ở trên mặt trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
Chàm đỏ dễ bị nhầm với u máu
Xem thêm: Bé sơ sinh bị chàm khô có nguy hiểm không?
- U máu: Thường xuất hiện ở trẻ sinh từ 1 tuần đến 4 tuần, đây được xem là tình trạng phát triển bất thường của các mạch máu trong da. Bệnh phát triển nhanh trong những tuần đầu tiên và ngừng phát triển khi trẻ được 12-18 tháng. U máu rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nên cha mẹ cần phát hiện sớm để điều trị cho bé kịp thời.
Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mẹ cần ghi nhớ
Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt trẻ, chàm đỏ còn gây khó chịu, ngứa ngáy, loét, chảy máu khi bị vỡ mụn nước. Do đó, cha mẹ nên can thiệp điều trị sớm chàm đỏ cho trẻ, tránh để chàm đỏ lan rộng vì càng để lâu, vết chàm đỏ càng khó chữa. Dưới đây là một vài gợi ý về cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh:
Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày
- Trường hợp chàm đỏ ở thể nhẹ: Cha mẹ chỉ cần mua thuốc chống dị ứng, vệ sinh vùng da bị chàm đỏ bằng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da cho trẻ 2 lần/ngày như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hoặc dùng sữa tắm Cetaphil để tắm và lau cho trẻ cũng hiệu quả.
- Trường hợp chàm đỏ nặng: Lúc này vùng chàm đỏ có thể lan rộng, xuất hiện vết loét nên cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ có thể cho trẻ dùng kem có chứa corticoid hoặc kết hợp sử dụng thêm kháng sinh, chống viêm.
- Nếu có điều kiện khi trẻ từ 3 tuổi trở lên cha mẹ có thể sử dụng công nghệ xóa chàm đỏ cho trẻ bằng tia laser nhưng cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Đeo bao tay để bé không làm trầy xước da mặt
Đọc thêm: Bé sơ sinh bị chàm sữa và cách điều trị
- Trong khi trẻ bị chàm đỏ, cha mẹ cần lưu ý:
+ Cắt ngắn móng tay hoặc cho bé đeo gang tay để hạn chế tình trạng cào, gãi vùng da bị chàm đỏ gây trầy xước, rách da, viêm da.
+ Nói không với xà phòng, bột giặt, nước xả vải có chứa chất tẩy rửa.
+ Cho trẻ vui chơi ở nơi rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
+ Cho trẻ ti sữa mẹ nhiều hơn, thực đơn của trẻ cần tránh các món ăn dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thịt bò…
Tham khảo:
>>> Bệnh chàm sữa là gì và các giai đoạn của bệnh
>>> Chàm sữa chảy nước có nguy hiểm không?