Bệnh chàm sữa là bệnh do cơ địa dị ứng, với thể tạng viêm da mạn tính. Vì vậy, bệnh chàm sữa là bệnh không lây. Các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về điều này.
Bệnh chàm sữa không lây nhưng khó chữa trị dứt điểm
Chàm sữa - bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Như chúng ta đã biết, bệnh chàm sữa là bệnh ngoài da, chịu tác động của yếu tố cơ địa, gen di truyền… Với những người có sẵn cơ địa dị ứng, chỉ cần gặp tác nhân gây dị ứng: đồ ăn không hợp, lông thú vật như lông mèo, lông chó, bụi phấn hoa... sẽ phát bệnh chàm sữa.
Tham khảo: Thời điểm gia tăng bệnh chàm sữa
Đặc điểm nhận diện bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do sức đề kháng kém, da non, các vết tiếp xúc da có nhiều vết gấp, vi khuẩn, nấm dễ phát triển... đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh chàm sữa. Nếu không được phòng và chữa trị đúng cách, bệnh chàm sữa khó chữa dứt điểm và dễ tái đi tái lại nhiều lần.
+ Khi phát bệnh, bệnh chàm sữa có dấu hiệu: Da rát đỏ, nổi sẩn, có nhiều mụn nước li ti. Các mụn nước sau vài ngày sẽ rỉ nước, tróc vảy, đóng mày.
+ Gò má, da đầu, trán, cằm... là những vị trí khiến bé dễ bị chàm sữa nhất.
Một số cách phòng bệnh chàm sữa mẹ bỉm nhất định phải biết
1.Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị chàm sữa là do sức đề kháng kém. Khoa học đã chứng minh, bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có sức đề kháng tốt. Vì vậy, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là một trong những “tuyệt chiêu” giúp mẹ hỗ trợ hệ miễn dịch tốt nhất cho con, từ đó phòng bệnh chàm sữa được tốt hơn.
Lưu ý:
+ Nếu trẻ bú sữa mẹ vẫn bị chàm sữa, rất có thể trong sữa mẹ có chứa chất gì đó khiến trẻ bị dị ứng. Lúc này mẹ cần bình tĩnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị chàm, sau khi tìm được nguyên nhân cần loại bỏ ngay yếu tố gây bệnh.
+ Mọi phác đồ điều trị chàm sữa ở trẻ, phải đảm bảo tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ. Trong mọi trường hợp, mẹ không tự dùng thuốc (đặc biệt là kháng sinh, kem bôi chứa corticoid) và áp dụng các biện pháp điều trị cho bé khi chưa được chỉ định của bác sĩ.
2.Vệ sinh sạch sẽ cho bé
+ Tránh xa những tác nhân gây bệnh được coi là một trong những biện pháp tối quan trọng giúp bé phòng bệnh chàm sữa. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng khí, không để vật nuôi chó, mèo... tiếp xúc trực tiếp với bé.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng da (đặc biệt là những vùng da có nhiều nếp gấp) như ngấn cổ, kẽ chân tay, kẽ tai... đây là những nơi có độ ẩm cao, nhiều vi khuẩn, nấm... dễ gây bệnh chàm sữa cho trẻ nói riêng và bệnh về da cho trẻ nói chung.
+ Sử dụng bột tắm thảo dược: Nhiều mẹ thường dùng lá cây để tắm cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng lá cây để đun nước tắm, các yếu tố gây độc đôi khi chưa được loại bỏ. Chính vì vậy, mẹ cần cần trọng khi áp dụng phương pháp này.
Hiện nay, trên thị trường đã có 1 số nhãn bột tắm, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược: Hoàng liên, Berberin... dạng tinh khiết, loại bỏ toàn bộ các yếu tố gây dị ứng cho trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bột tắm thảo dược để tắm cho bé hàng ngày hoặc cách ngày, loại bỏ vi khuẩn, phòng bệnh ngoài da cho bé.
3.Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh
Chàm sữa là 1 dạng bệnh của dị ứng, vì vậy, chỉ cần tìm được nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ được yếu tố này, mẹ đã hạn chế 90% việc bé không bị bệnh chàm sữa.
Khi bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ cần bình tĩnh để chăm sóc và điều trị cho trẻ. Mẹ cần xác định tâm lý phải sống chung với bệnh chàm sữa ở trẻ ít nhất là trong 2 năm đầu đời. Ngoài ra, mẹ cần nhớ, chàm sữa tuy khó chữa trị, có tính di truyền nhưng hoàn toàn không có tính chất lây nhiễm như các bệnh lý khác.
>>> Hướng dẫn mẹ Cách xử lý bé bị chàm sữa nặng an toàn