Mẹ nào đang nuôi con nhỏ mới thấm thía được nỗi khổ khi Bé bị chàm sữa ở mặt. Bé không quấy khóc, bú kém thì cũng ngứa ngáy khó chịu và thường xuyên đưa tay lên mặt gãi gây trầy xước, chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh lý ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng da bé mà cha mẹ không hề hay biết.
Vạch trần nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa ở mặt
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) mỗi năm có khoảng 2000-3000 trẻ tới khám bệnh lý về chàm sữa. Tỉ lệ này cũng thường xuyên tăng vọt vào thời điểm giao mùa tại Bệnh viện Nhi trung ương (Tp.HN). Có thể thấy, chàm sữa là bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn tỏ ra bỡ ngỡ trong quá trình nhận biết cũng như điều trị cho con.
Chàm sữa gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé yêu
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi vạch ra những nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ là do:
Cơ địa
- Cơ địa của trẻ dễ mắc phải bệnh chàm sữa có thể đến từ yếu tố di truyền, do trong gia đình có người mắc bệnh này. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, lúc cho con bú người mẹ có sử dụng thuốc, hay tiếp xúc với mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa, ăn các thức phẩm dị ứng...cũng là những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.
- Thường những trẻ có làn da khô thì tỷ lệ bị dị ứng cao, nhất là với những trẻ có làn da khô màu đỏ, làn da nghèo lipid cùng cấu trúc da quá lỏng lẻo. Chính điều này khiến da trẻ dễ bị tổn thương, các vi khuẩn, tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập nên da dễ bị viêm.
Dị ứng nguyên (các yếu tố gây dị ứng)
- Do cha mẹ thường xuyên sử dụng các chất giặt quần áo, hóa chất gây dị ứng cho làn da của bé.
- Do thời tiết: Thay đổi thời tiết, độ ẩm thấp khiến làn da bé dễ bị khô nên trẻ bị chàm ở mặt rất dễ nhận thấy.
- Bệnh chàm ở trẻ còn có thể xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ và bé, dẫn đến dị ứng thực phẩm.
- Lông vật nuôi cũng là yếu tố khiến bệnh chàm ở bé tiến triển nặng hơn.
- Ô nhiễm môi trường
Biểu hiện giúp mẹ nhận biết bé đang bị chàm sữa ở mặt
Chàm sữa có những biểu hiện đặc trưng mà khi nhìn bằng mắt thường mẹ cũng sẽ dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, diễn biến bệnh lý tương đối phức tạp, trải qua 5 giai đoạn khác nhau nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Hai bên má ửng đỏ kèm theo là các mụn liti màu trắng, bé thường đưa tay lên mặt quả, trà liên tục vùng mẩn đỏ
Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ
- Giai đoạn này có biểu hiện là vùng da thương tổn xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa.
- Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước
Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
- Trên làn da đỏ, mụn nước xuất hiện, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh.
- Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.
- Ngứa ngày càng nhiều, bé dùng tay chà dụi vùng chàm liên tục.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước
- Trong trường hợp bé chà gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ.
- Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm là rất cao.
Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn
- Khi mụn nước vỡ da sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
- Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng 1-3 ngày.
Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da
- Khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
- Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.
- Ngứa là triệu chứng đặc trưng, tồn tại dai dẳng cả quá trình của bệnh chàm sữa.
Cách hay giúp mẹ đánh bay chàm sữa sau 3-5 ngày
Làn da bé yêu vốn dĩ rất non nớt và nhạy cảm nên việc điều trị chàm sữa cho con cũng cần thận trọng hết mức. Bởi nhẽ, chỉ cần sơ sảy chút thôi là làn da của bé sẽ dễ dàng bị kích ứng, nhiễm trùng.
Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm hay lá tắm
- Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm có chất tẩy rửa hoặc kich ứng mạnh hay lá tắm không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc
- Tắm cho bé hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên giúp kháng khuẩn, sạch da, chống viêm, giảm ngứa. Kiên trì áp dụng chàm sữa sẽ hết ngay sau 3-5 ngày.
- Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, thoáng rộng, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.
- Giữ cho da bé luôn khô, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên.
- Giữ môi trường xung quanh không thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Nơi ở của bé cần thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé. Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
- Cắt móng tay bé thường xuyên để hạn chế bé dùng tay gãi gây tổn thương da nhiều hơn.
- Mẹ tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như: trứng, hải sản...
Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng sản phẩm Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:
STT | Giai đoạn phát triển của chàm sữa | Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng | Lưu ý |
1 | Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tấy | - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. - Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da | - Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé. |
2 | Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch. | - Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh. - Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:
|
3 | Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc
| - Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại. - Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối. | - Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé. - Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. |
Lưu ý: Trường hợp xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.