Bụi, vi khuẩn, phấn hoa, thay đổi nhiệt độ... của mùa xuân là những yếu tố thuận lợi khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc phải bệnh lý mẩn ngứa nổi mề đay. Mẹ nên làm gì để phòng mẩn ngứa cho bé vào mùa xuân để bé không phải chịu cảnh ngứa ngáy, quấy khóc, đồng thời ngăn ngừa bệnh diễn biến mãn tính? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nhận biết bệnh lý mẩn ngứa ở trẻ
Thời tiết ẩm ướt cộng thêm các yếu tố dị nguyên như: Bụi, phấn hoa, vi khuẩn, chế độ dinh dưỡng...khiến trẻ dễ dàng mắc phải bệnh lý mẩn ngứa trong mùa xuân. Mặc dù mẩn ngứa được coi là bệnh lý lành tính, nhưng lại gây ra không ít khó chịu cho trẻ.
Khi mắc phải, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu điều trị không đúng cách, hoặc trẻ dùng tay chà gãi quá nhiều sẽ dẫn tới viêm nhiễm, nhiễm trùng, lở loét nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm.
Mùa xuân là thời điểm để bệnh lý mẩn ngứa tấn công trẻ
Để nhận biết bé có đang mắc phải bệnh lý mẩn ngứa hay không, cha mẹ nên dựa vào những biểu hiện sau:
- Biểu hiện ban đầu thường thấy khi trẻ bị mẩn ngứa là sự xuất hiện của các vết ửng đỏ ở nhiều vùng da nhạy cảm: hai má, cổ, lưng, tay, bẹn, chân... hoặc tại các vùng da có nếp gấp, mồ hôi, thường xuyên cọ sát nhiều. Sau đó từ vết ửng đỏ có thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa li ti hoặc nốt to trên bề mặt da tùy theo các nguyên nhân gây mẩn ngứa như dị ứng với môi trường, do ăn uống hay do cơ địa...
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, ngứa ngáy, liên tục dùng tay gãi gây trầy xước da, tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào và sinh sôi nảy nở. Nếu không được vệ sinh đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ có thể trạng béo, cơ địa khá nhạy cảm hay tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ hay bị viêm da.
Bệnh mẩn ngứa có thể nhẹ, nhưng để lâu có thể nặng lên gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện bé có những biểu hiện trên, cha mẹ cần tìm cách điều trị hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn, tránh để bệnh diễn biến mãn tính, khó điều trị, có thể diễn biến mãn tính.
Chuyên gia mách mẹ cách phòng ngừa mẩn ngứa cho bé vào mùa xuân
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là biện pháp hàng đầu giúp bé tránh bị mẩn ngứa “ghé thăm”. Do đó, để phòng ngừa mẩn ngứa cho bé trong mùa xuân, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
Chăm sóc da bé đúng cách là cách phòng ngừa mẩn ngứa cho bé hiệu quả nhất
- Luôn giữ gìn, chăm sóc cơ thể, làn da bé sạch sẽ, khô thoáng, tránh bị kích thích (như gãi, phơi mình ngoài nắng lâu...)
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mại, phù hợp với làn da của bé, nên chọn vải coton để dễ thấm mồ hôi.
- Chú ý đến sự thay đổi của thời tiết: Nên tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục. Vào mùa đông nên chủ động giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở các vị trí đầu mặt, tai, bàn tay, bàn chân. Tránh tiếp xúc với không khí lạnh cũng như nước lạnh càng nhiều càng tốt. Vào thời điểm giao mùa xuân – hè nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tránh vi khuẩn, bụi bẩn tấn công da bé.
- Nếu cơ địa bé dễ bị dị ứng thì các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có tính dị ứng như hải sản tươi sống, thịt bò, thịt gà. Nếu trẻ đang bú các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho bé, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng.
- Kiểm soát môi trường sống: Loại bỏ nấm mốc, phấn hoa, bụi, khói… tại nơi ở và nơi làm việc. Tránh để trẻ tiếp xúc với vật nuôi.
Điều trị mẩn ngứa cho bé “một phát ăn ngay”
Trong trường hợp bé đã mắc phải mẩn ngứa, cha mẹ đừng lơ là, hãy điều trị ngay cho bé bằng cách:
Hạn chế để trẻ đưa tay lên gãi quá nhiều
- Tuyệt đối không nên dùng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
- Hạn chế để trẻ đưa tay lên gãi quá nhiều, gãi mạnh sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Duy trì thói quen tiêu hoá bình thường, không ăn quá no, cho trẻ ăn nhạt, tránh tích luỹ quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
- Sử dụng các loại dầu thực vật (dầu ô liu, tinh dầu cải,…) để tăng cường axit béo không bão hoà, giúp giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
- Để bé luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tránh sợ hãi, lo lắng, vì đây cũng là mọt trong những tác nhân khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
- Vệ sinh da bé hàng ngày với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, hiệu quả rất tốt đối với các bệnh ngoài da của trẻ, tạo ra một lớp màng bảo vệ tại chỗ cho da trẻ, có tác dụng ngay trên vùng da bệnh, giúp giảm đau, giảm tấy đỏ, do ức chế hoạt động của các yếu tố trung gian gây viêm nhiễm, tổn thương trên da. Bên cạnh đó, bột tắm trẻ em Nhân Hưng còn có tác dụng làm dịu nhẹ da, đẩy những tế bào bã nhờn bị ùn tắc ra khỏi cấu trúc da, cân bằng độ ẩm, giúp se khít lỗ chân lông, tăng tốc độ làm lành các vết thương hở và mang đến làn da mịn màng cho trẻ. Ngoài ra, tinh dầu Mùi mang đến một mùi hương thư thái, dễ chịu, tạo cảm giác dịu mát trên da của trẻ, giảm sự đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Cách sử dụng: Hoà tan 1 gói bột tắm vào khoảng 5-7 lít nước ấm, tắm hằng ngày cho trẻ. Không cần tắm tráng lại.
Nếu tình trạng mẩn ngứa ở trẻ diễn biến nặng, kèm theo phát ban, sốt cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.