Vì sao trẻ bị mẩn ngứa? Dấu hiệu và cách điều trị an toàn nhất

Trẻ bị mẩn ngứa có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, hiểu được nguyên nhân, những dấu hiệu đi kèm sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa ra cách điều trị an toàn, phòng tránh kịp thời và hiệu quả cho trẻ.

Bệnh mẩn ngứa là gì?

Mẩn ngứa được định nghĩa là tình trạng da xuất hiện các nốt sẩn hoặc mảng sẩn kèm theo ngứa. Đây cũng là triệu chứng cơ năng của rất nhiều bệnh, cụ thể là: bệnh ngoài da, bệnh nội tạng, bệnh dị ứng, bệnh nội tiết, bệnh về máu…

Đặc thù của bệnh mẩn ngứa chính là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ thường xuyên chà gãi gây trầy xước, nhiễm trùng da.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ

Vì sao hiện tượng mẩn ngứa xuất hiện? Đó là khi một yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể (vi sinh vật, thay đổi thời tiết, bụi bẩn…) hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng dây chuyền để bảo vệ cơ thể. Một trong số đó là “mệnh lệnh” giải phóng histamine. Histamin ngay lập tức thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dị nguyên khiến làn da bị ngứa ngáy, viêm sưng, xung huyết.

Mẩn ngứa là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý ở trẻ
Mẩn ngứa là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ, cụ thể là:

Trẻ mắc phải bệnh lý ngoài da

+ Bệnh chàm sữa: Chàm sữa là bệnh viêm da mãn tính gây khô da, bong tróc và ngứa ngáy, rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi bị chàm sữa trên da trẻ sẽ nổi các vết mẩn đỏ, sau chuyển thành các mảng mụn nhỏ, rỉ nước. Bệnh có tính chất tái phát liên tục nếu bị tác động bởi các yếu tố dị nguyên.

+ Bệnh rôm sảy: Một trong những bệnh lý phổ biến vào mùa hè mà trẻ hay mắc phải. Trẻ bị rôm sảy trên cơ thể xuất hiện các sẩn màu trắng hoặc đỏ hồng, có thể có mụn nước li ti, gây ngứa ngáy. Rôm sảy là bệnh lý lành tính, có thể tự khỏi khi thời tiết mát, trẻ ít đổ mồ hôi và được vệ sinh da sạch sẽ.

+ Bệnh mề đay: Đây là một dạng dị ứng ngoài da khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, thực phẩm, phấn hoa, bụi bẩn… thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng. Khi bị mề đay trên da trẻ xuất hiện các nốt hoặc cả mảng da sần sùi với các kích cỡ to nhỏ khác nhau, bao quanh bởi những quầng sáng gây ngứa, khó chịu.

+ Bệnh thủy đậu: Một trong những bệnh lý gây mẩn ngứa mà trẻ hay mắc phải đó là thủy đậu. Thủy đậu gây nên những vùng mẩn đỏ với vết phồng rộp nhỏ ở trung tâm khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy. Khi vết mẩn vỡ ra sẽ chảy dịch rồi đóng vảy. Trẻ xuất hiện các triệu chứng kèm theo bao gồm: sốt, mệt mỏi, đỏ mắt, đau họng…

+ Bệnh nấm trên da: Một số loại nấm tóc, nấm thân, nấm móng, nấm kẽ… khi tấn công da trẻ sẽ dẫn tới hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Trẻ mẩn ngứa do các bệnh lý bên trong

Hiện tượng mẩn ngứa có thể xảy ra khi trẻ mắc phải các bệnh lý bên trong cơ thể:

+ Trẻ bị nhiễm giun: Khi nhiễm các loại giun sán, ký sinh trùng… trong đường ruột sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt, buồn nôn kèm theo nổi mẩn đỏ ngứa trên da.

+ Trẻ bị dị ứng với các thuốc điều trị: Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng với các thành phần của thuốc điều trị gây đau bụng, sốt, nổi mẩn ngứa…

+ Trẻ mắc các bệnh lý về gan mật: Khi chức năng gan bị rối loạn sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa, đào thải các chất dinh dưỡng và độc tố trong cơ thể gây nên tình trạng thanh nhiệt giải độc kém, tắc mật… Khi đó trẻ sẽ gặp phải các dấu hiệu ngoài da như: khô da, vàng da và nổi mẩn đỏ gây ngứa.

Da trẻ xuất hiện các nốt ửng đỏ, sờ vào thô ráp, sần sùi
Da trẻ xuất hiện các nốt ửng đỏ, sờ vào thô ráp, sần sùi

Dấu hiệu trẻ bị mẩn ngứa

+ Da trẻ xuất hiện các nốt ửng đỏ mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng gây cảm giác ngứa ngáy từ nhẹ đến dữ dội. Vùng da nổi mẩn ngứa khi sờ vào thấy khô ráp, sần sùi và dễ bị kích ứng.

+ Các nốt mẩn ngứa xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng da nếp gấp, hay đổ mồ hôi và thường xuyên bị cọ xát bởi quần áo như: cổ, lưng, bẹn, bụng, chân tay, má…

+ Trẻ khó chịu, ngứa ngáy, bỏ ăn, ngủ không yên giấc, thường xuyên đưa tay lên chà gãi gây trầy xước da. Hành động này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm da, nhiễm trùng.

Đặc biệt những trẻ có thể trạng béo, cơ địa nhạy cảm hay có yếu tố di truyền từ cha mẹ… sẽ là đối tượng chính mắc mẩn ngứa.

Cách điều trị mẩn ngứa hiệu quả

Khi trẻ xuất hiện mẩn ngứa cha mẹ cần biết nguyên nhân do đâu để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị mẩn ngứa đang được cha mẹ áp dụng đó là:

Phương pháp dân gian

Ưu điểm của phương pháp dân gian là đem lại an toàn, hiệu quả từ từ nhưng không gây nên hiện tượng kích ứng ở trẻ:

+ Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa hàm lượng lớn kháng sinh tự nhiên, đặc biệt là hợp chất phenol và tinh dầu nên đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, diệt virus mạnh mẽ mà không gây kích ứng cho da trẻ.

Cách dùng lá trầu không như sau: Mẹ chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, sau đó đem đun sôi cùng 3 lít nước, dùng nước này pha cùng nước sạch để tắm cho bé hoặc có thể dùng bã trầu để chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày cho tới khi trẻ hết mẩn ngứa, mụn li ti.

+ Dùng lá khế: Lá khế thuộc tính bình, có tác dụng tiêu viêm, giải độc rất hiệu quả. Bên cạnh đó lá khế còn giúp chống viêm, chống oxy hóa nên hỗ trợ giảm rôm sảy, mụn nhọt rất hữu hiệu. Để chữa mẩn ngứa cho trẻ, mẹ chuẩn bị một lắm lá khế xanh, đem rửa sạch, ngâm cùng muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Tiếp đến đem đun lá khế với 1 lít nước, để sôi liu riu khoảng 10 phút sau đó chắt lấy nước cốt để tắm cho bé.

+ Lá trà xanh: Trà xanh rất giàu thành phần chống oxy hóa, vitamin C, đặc biệt là kẽm giúp khử trùng, kháng khuẩn, rất tốt cho việc điều trị dị ứng, viêm nhiễm. Tương tự như lá trầu không và lá khế, mẹ dùng một nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun sôi cùng nước sau đó tắm hoặc lau người hàng ngày cho bé tới khi các nốt mẩn ngứa bị loại bỏ hoàn toàn.

Bột tắm Nhân Hưng giúp trị mẩn ngứa ở trẻ an toàn, hiệu quả
Bột tắm Nhân Hưng giúp trị mẩn ngứa ở trẻ an toàn, hiệu quả

Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng

Với thành phần chính là hoạt chất Berberine thảo dược, Bột tắm Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, giảm mụn đỏ, làm sạch da hiệu quả nên đây chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho trẻ bị mẩn ngứa do rôm sảy, chàm sữa, mề đay…

Để sử dụng Bột tắm Nhân Hưng trị mẩn ngứa cho trẻ, cha mẹ cần kết hợp cả lau và tắm:

+ Lau vùng da mẩn ngứa: Hòa tan 1 gói với 0,5 lít nước ấm, lau vùng da mẩn ngứa cho trẻ, không cần tắm tráng lại. Sử dụng 2 lần/ngày.

+ Kết hợp tắm hàng ngày: Hòa tan 2 gói với 5-7 lít nước ấm tắm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

Lưu ý: Khi kết hợp cả lau và tắm cho trẻ, giữa 2 lần sử dụng nên cách nhau từ 4-6 tiếng.

Sử dụng thuốc tây điều trị

Việc sử dụng thuốc tây điều trị mẩn ngứa cho trẻ cần được cân nhắc kỹ càng. Hiện nay có 2 nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong trị mẩn ngứa bao gồm:

+ Thuốc kháng sinh histamine H1: Histamin là căn nguyên đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng và tạo nên mẩn ngứa trên da trẻ. Nhóm thuốc kháng histamine sẽ cạnh tranh trực tiếp với thụ thể của chất dẫn truyền hóa học, từ đó ngăn cản histamine gắn vào và gây nên tác dụng phụ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng histamine H1 cho trẻ sơ sinh cần hạn chế, với những trẻ >2 tuổi có thể sử dụng các loại thuốc như: Cetirizin, Fexofenadine, Loratadin…

+ Thuốc corticoid bôi ngoài da: Thường được kết hợp cùng các nhóm kháng sinh, diệt nấm, chống dị ứng… khi da trẻ bị mẩn đỏ, viêm ngứa. Mặc dù vậy, thuốc corticoid cũng gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho da trẻ khi sử dụng dài ngày nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Cách phòng ngừa mẩn ngứa ở trẻ

Mùa hè nóng bức đã tới, để phòng ngừa mẩn ngứa ở trẻ các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

+ Tránh để trẻ chơi đùa, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông động vật, khói bụi, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa…

+ Cơ thể trẻ cần được cung cấp đầy đủ nước cho mọi hoạt động, đặc biệt là làn da. Nếu da trẻ quá khô cũng là nguyên nhân dẫn tới mẩn ngứa.

+ Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt như: rau xanh, hoa quả, nước ép trái cây…

+ Hạn chế để trẻ ăn các thực phẩm cay, nóng, chất kích thích…

+ Vệ sinh và làm mát da trẻ thường xuyên bằng cách tắm rửa, dùng quạt, điều hòa…

+ Hạn chế để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời khi có nắng nóng trong giờ cao điểm từ 10 giờ - 14 giờ, đồng thời che chắn cẩn thận bằng các vật dụng tránh nắng như: ô, mũ, quần áo…

Ăn gì, kiêng gì khi trẻ bị mẩn ngứa?

Nếu trẻ nổi mẩn ngứa do thực phẩm, mẹ hãy loại bỏ ngay những món này khỏi thực đơn của trẻ nhé, bởi đây là thực phẩm có khả năng gây dị ứng rất cao: Hải sản, thực phẩm giàu protein, thực phẩm chua cay gây kích thích…

Nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi giúp làm mát cơ thể trẻ khi bị mẩn ngứa.

Đọc thêm:

>>> Nổi mẩn ngứa thành từng mảng là bệnh gì?

>>> Nguyên nhân gây ngứa khắp người càng gãi càng ngứa

>>> Bệnh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21