Trẻ sơ sinh bị bệnh viêm da cơ địa – Cần thận trọng

Bệnh viêm da cơ địa có nhiều tên gọi khác nhau trong đời sống hàng ngày như: Eczema, sẩn ngứa, chàm thể tạng,… Biểu hiện dễ thấy nhất khi trẻ sơ sinh bị bệnh viêm da cơ địa là vùng da khô bị nhiễm trùng có kèm theo triệu chứng ngứa làm vùng da xung quanh đó bị sưng phồng dày lên, đặc thù của bệnh này là khi trẻ càng gãi thì sẽ càng ngứa, cứ như thế nó cứ lặp đi lặp lại tạo thành vòng lặp và nếu không bảo vệ kĩ thì sẽ làm cho vết thương ngày càng trầm trọng hơn.

Theo thống kê của các tổ chức y tế về nhi khoa tại Việt Nam thì có tới 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa trong những năm đầu đời, có khoảng 30% thì trong 5 năm đầu và 10% còn lại thì mắc bệnh từ 6-20 tuổi. Bệnh này có khả năng di truyền rất cao, thường thì trong gia đình có bố mẹ hay người thân mắc bệnh thì nguy cơ con của họ mắc bệnh này lên đến 60%, còn nếu cả bố và mẹ đều mắc thì tỉ lệ này là 80% và không phân giới tính là nam hay nữ.

Viêm da cơ địa ở trẻ là chứng bệnh

Viêm da cơ địa ở trẻ là chứng bệnh "không của riêng trẻ nào"

Đọc thêm: Viêm da cơ địa tắm lá gì?

Nguyên nhân của bệnh được xác định là do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, môi trường xung quanh ô nhiễm, khói bụi làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị viêm và thường có mối liên hệ với tụ cầu trùng Staphylococus aureus. Ngoài ra, có khả năng trẻ dị ứng với một số loại thực phẩm như: Sữa, lạc, trứng, đậu tương,…

Bệnh thường xuất hiên vào thời khắc giao mùa từ thu sang đông và giảm dần vào mùa hè, đơn giản vì vào mùa đông trẻ được khoác lên mình những bộ quần áo bằng dạ, len,… đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn và nhiều trẻ mắc bệnh hơn.

Biểu hiện cấp tính của bệnh là xuất hiện vùng da đỏ có ranh giới không rõ ràng, các nốt sẩn và đám sẩn xuất hiện dày đặc, có mụn nước chảy dịch, phần da bị phù nề và không có vẩy da. Khi trẻ gãi quá mức làm trầy xước da, sẽ làm bội nhiễm tụ cầu gây ra các mụn mủ và vẩy tiết vàng.

Nơi tập trung của bệnh chủ yếu là ở má, trán, cằm, nặng hơn thì có thể lan ra tay và toàn thân. Những trường hợp nhẹ hơn thì có triệu chứng và vùng da bị phù nề, tiết dịch ít hơn. Bệnh bước vào giai đoạn mạn tính sẽ có triệu chứng thâm dày, thương tổn ngày càng nặng hơn, xuất hiện nhiều vết nứt rất đau.

Giữ trẻ tránh xa các yếu tố gây bệnh viêm da

Giữ trẻ tránh xa các yếu tố gây bệnh viêm da

Đọc thêm: Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Hạn chế cho trẻ chà xát hay gãi vào vùng da bị viêm, cần đến bệnh viện khám và nhận tư vấn của bác sĩ để chữa trị một cách tốt nhất. Phụ huynh lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc gia truyền hay lưu truyền dân gian, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cần sử dụng thuốc uống và bôi theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thêm kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên để duy trì độ ẩm cho da, hạn chế ngứa và lưu ý ngưng sử dụng khi da đã được cải thiện.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm giúp bảo vệ làn da của trẻ không bị viêm nhiễm, dị ứng, ban đỏ,… có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ và giải quyết tốt các vấn đề về da cho trẻ ngăn bệnh tái phát trở lại.

Đọc thêm: Trẻ em bị dị ứng thời tiết lúc giao mùa

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status