Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường hay môi trường ô nhiễm khiến rất nhiều người bị viêm da dị ứng. Bệnh thường xuyên tái phát nên nhiều người lo lắng viêm da dị ứng có khỏi được không? Điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết này.
Viêm da dị ứng là bệnh gì?
Khi da tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, xà phòng làm xuất hiện triệu chứng mẩn ngứa, nổi mụn… đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng. Ngoài dấu hiệu trên, bệnh còn có thêm triệu chứng ngứa rát, da bong tróc, nổi sần, chảy dịch, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bội nhiễm cao.
Viêm da dị ứng xảy ra khi có tác động của các yếu tố dị nguyên.
Một số dạng viêm da dị ứng phổ biến như:
- Viêm da tiếp xúc: Đây là phản ứng của da khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ bên ngoài. Các triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng bao gồm da nổi sần đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, phát ban…
- Viêm da dị ứng thời tiết: Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến mạch máu không kịp thích nghi và xuất hiện phản ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban trên da.
Đọc thêm:
Viêm da dị ứng có khỏi được không?
Bệnh viêm da dị ứng có khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay y học vẫn chưa có cách điều trị bệnh triệt để, tuy nhiên tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh vẫn có thể áp dụng một số thuốc hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng. Đồng thời tránh xa các yếu tố dị ứng cũng hạn chế khả năng bệnh tái phát hiệu quả hơn.
Thuốc chữa viêm da dị ứng tại chỗ:
Liệu pháp điều trị tại chỗ là dưỡng ẩm, cấp nước và kem bôi ngoài da. Khi bề mặt da bị viêm, nứt hoặc khô, điều này sẽ gây kích ứng, việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm da dị ứng tại chỗ giúp làm dịu các tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục da nhanh chóng.
Một số loại thuốc bôi tại chỗ được áp dụng sau đây:
Kem làm mềm da
Kem làm mềm da hay nói cách khác là dưỡng ẩm, cấp ẩm nhằm tăng sự đàn hồi và sức đề kháng, bảo vệ da trước sự tác động của vi khuẩn bên ngoài, từ đó hạn chế nguy cơ bị viêm da dị ứng.
Sử dụng kem bôi ngoài làm mềm da giúp giảm triệu chứng viêm da dị ứng
Kem Steroid bôi da
Với tình trạng viêm da dị ứng mức độ nhẹ và trung bình thì dùng kem steroid rất có hiệu quả bởi chúng làm giảm các triệu chứng sưng viêm, tấy đỏ, ngứa ngáy chỉ trong thời gian ngắn.
Băng ẩm
Cách thức dùng băng quấn ẩm ướt cùng các chất làm mềm da sẽ hữu ích làm thuyên giảm những khó chịu khi tình trạng viêm da dị ứng vào đợt cấp.
Băng thun hình ống là khá thuận tiện để sử dụng. Hơn nữa, chúng không chỉ làm mát và giữ ẩm cho da mà còn bảo vệ da khỏi bị tổn thương thâm do trầy xước. Biện pháp này có thể được lặp đi lặp lại trong vài ngày hoặc lâu hơn, thay băng ẩm ướt khác khi khô.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng, đặc biệt là nếu bệnh nhân cũng bị nổi mề đay đồng thời.
Loại thuốc kháng histamin thường chọn là loại không có tính an thần như cetirizine và thời gian dùng không nên kéo dài quá lâu.
Sử dụng thuốc kháng histamin giúp hạn chế triệu chứng do viêm da dị ứng gây ra.
Thuốc điều trị toàn thân
Các corticosteroid đường uống như prednison và prednisolon thường được sử dụng trong một đợt điều trị ngắn hạn giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh.
Các chất ức chế miễn dịch không phải là steroid như azathioprine, methotrexate, cyclosporin hoặc mycophenolate có thể được sử dụng để đạt mục tiêu giảm liều steroid và cuối cùng ngừng thuốc.
Tóm lại, viêm da dị ứng có khỏi được không phụ thuốc rất nhiều vào quá trình tự điều trị của người bệnh, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế tác dụng phụ và đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Tham khảo:
>>> Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng thế nào?
>>> Viêm da cơ địa tắm lá gì cho trẻ mau khỏi?