Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da tiếp xúc có lây không là thắc mắc của nhiều người bởi những biểu hiện bệnh thể hiện ngay ở trên da. Bệnh viêm da tiếp xúc nếu kéo dài và thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh, vì vậy cần tìm ra phương án điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc gây ngứa ngày khó chịu mất thẩm mỹ

Viêm da tiếp xúc gây ngứa ngày khó chịu mất thẩm mỹ

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của làn da.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc như:

- Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện sau khi da tiếp xúc với một sản phẩm mới nào đó, hoặc sau khi sử dụng một sản phẩm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

- Viêm da tiếp xúc cũng có thể do đeo trang sức có bao gồm niken, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm, sơn móng tay, mang giày dép, các sản phẩm có nguồn gốc từ cao su, mà trong đó thành phần hóa học có chất gây dị ứng.

- Viêm da tiếp xúc có thể cũng do sử dụng một số thuốc gây nên, ví dụ như thuốc bôi hydrocortisone, thuốc bôi kháng sinh, benzocaine và thimerosal.

- Một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc thường gặp nhất được phát hiện đó là độc tố của cây thường xuân, cây sồi và cây sơn, do có chứa một loại dầu tên là urushiol.

Tham khảo:Cách đối phó với Viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà

Giải đáp thắc mắc bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh phụ thuộc vào yếu tố gen di truyền hoặc các chất mà người bệnh đã tiếp xúc. Bên cạnh đó, một hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh, điều này có thể lý giải cho câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không. Do đó, khi những người xung quanh mắc bệnh, bạn không cần quá lo lắng về việc bị lây bệnh. 

Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa ngáy do viêm da tiếp xúc xảy ra thường xuyên và có xu hướng nghiêm trọng hơn đi kèm là các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và kịp thời:

- Nổi mẩn ngứa kèm sốt cao hoặc sốt lặp lại.

- Da có dấu hiệu nhiễm trùng như rò rỉ ra với chất lỏng, dịch hoặc máu.

- Tình trạng mề đay mẩn ngứa khiến người bệnh mất tập trung vào các hoạt động hàng ngày.

- Tình trạng phát ban lan rộng ra các bộ phận khác hoặc toàn thân.

- Xuất hiện mẩn ngứa trên khuôn mặt, vùng kín hoặc bộ phận sinh dục.

Viêm da tiếp xúc là bệnh không lây nhiễm.

Viêm da tiếp xúc là bệnh không lây nhiễm.

Đọc thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà an toàn

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà để cải thiện các triệu chứng bệnh:

Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

- Thoa kem dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng khô và kích ứng da.

- Sử dụng thuốc kháng Histamin bao gồm Benadryl, Zyrtec và Claritin. Các loại thuốc này có thể có sẵn ở dạng không kê đơn và người bệnh có thể mua được ở các nhà thuốc. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng thuốc.

- Kem Corticosteroid tại chỗ như kem Hydrocortison 1% để chống ngứa và hỗ trợ giảm viêm.

Sử dụng thuốc kháng Histamin điều trị viêm da tiếp xúc.
Sử dụng thuốc kháng Histamin điều trị viêm da tiếp xúc.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa viêm da tiếp xúc, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ bởi những loại thuốc này tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ như khô da, khô mắt, bào mòn da, kích ứng dạ dày…

Dùng mẹo dân gian chữa viêm da tiếp xúc

Dân gian lưu truyền một số bài thuốc giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm da tiếp xúc khá hiệu quả và an toàn, bạn có thể áp dụng tại nhà:

- Chữa viêm da dị ứng tiếp xúc bằng lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát đun sôi với nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

- Chữa viêm da dị ứng tiếp xúc bằng cây sài đất: Cây sài đất rửa sạch, đun sôi với nước rồi dùng pha nước tắm.

- Chữa viêm da dị ứng tiếp xúc bằng lá khế: Dùng nắm to lá khế, rửa sạch, sôi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Bài thuốc dân gian từ lá sài đất chữa viêm da tiếp xúc.
Bài thuốc dân gian từ lá sài đất chữa viêm da tiếp xúc.

Các cách điều trị kể trên đều khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả điều trị không cao. Việc dùng các loại lá để rửa hoặc tắm chỉ giúp làm sạch da và giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

Đặc biệt, với các trường hợp viêm da tiếp xúc nghiêm trọng gây sưng mạch, mẩn ngứa bao phủ miệng hoặc khi da có dấu hiệu hiệu bị nhiễm trùng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn điều trị phù hợp hơn. Việc trì hoãn điều trị có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.

Đọc thêm:

>>> Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

>>> Nổi đốm đỏ trên da đầu là bệnh gì

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status