Không chỉ khiến trẻ đau nhức, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự phát triển của trẻ.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh ngày càng gia tăng
Làn da mỏng hơn 5 lần da người lớn và nhạy cảm hơn 3 lần da người lớn cùng hệ miễn dịch non nớt là lí do viêm da mủ thường tìm đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để “lộng hành”. Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh viêm da mủ ngày càng gia tăng, trong đó 90% ca bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Viêm da mủ là bệnh lý phổ biến ở trẻ
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh phát triển mạnh nhất vào mùa hè do thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, lại không được lau khô, thay quần áo kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, việc trẻ phải sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, mất vệ sinh, phòng ngủ hoặc nơi vui chơi bí bách, ngột ngạt, mặc quần áo thô cứng, không thấm hút mồ hôi hoặc đóng tã bỉm cả ngày cũng khiến trẻ sơ sinh bị viêm da mủ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ thường xuất hiện các dấu hiệu: da tấy đỏ, mọc mụn hoặc các nốt đỏ li ti như rôm sảy, vài ngày sau các mụn nhỏ bắt đầu mưng mủ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Ở nhiều trẻ còn xuất hiện tình trạng sốt cao khiến nhiều cha mẹ hoang mang, lo lắng.
Cần thận trọng khi trẻ bị viêm da mủ
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây ra và được chia thành nhiều nhóm bệnh. Dưới đây là một số bệnh viêm da mủ trẻ sơ sinh thường gặp nhiều nhất.
- Mụn nhọt: Là bệnh lý về da do tụ cầu gây ra làm tổn thương ở vùng nang lông, mụn nhọt có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể trẻ với dấu hiệu là những mụn nhỏ mọc lẻ tẻ hoặc mọc từng chùm có mủ trắng ở đầu mụn, gây sưng, đau.
Khi bị vỡ loét mụn nhọt sẽ làm trẻ đau rát có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng huyết, gây áp xe phổi và tràn dịch màng tim, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
- Viêm nang lông: Cũng là bệnh viêm da mủ do tụ cầu gây ra, với triệu chứng là trên cơ thể trẻ xuất hiện các nốt mụn mọc rải rác và từng cụm màu đỏ, sưng, cứng ở trên bề mặt, khi nặn sẽ có mủ chảy ra khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu.
- Chốc: Là bệnh viêm da mủ ở trẻ do liên cầu gây ra với biểu hiện đầu tiên trên da là những bọng nước, sau đó chuyển thành bọng mủ, màu đục. Mụn mủ vỡ một thời gian sẽ tiết dịch vàng, đóng vảy. Các loại bệnh chốc có thể gặp ở trẻ nhỏ gồm chốc lây, chốc loét và chốc mép.
Không vệ sinh sạch sẽ trẻ dễ bị hăm kẽ
- Hăm kẽ: Cũng là bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh mà tác nhân gây ra là liên cầu, bệnh rất phổ biến ở trẻ. Trong đó, thói quen đóng tã bỉm cho trẻ thường xuyên, không lau rửa, vệ sinh cho trẻ sạch sẽ chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu phát triển gây ra những vết đỏ, rớm ở dịch viền, khi có vảy sẽ xảy ra bong tróc.
Trẻ thường bị hăm kẽ nhiều nhất ở kẽ cổ, kẽ tai, nếp gấp chân tay và háng bẹn.
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?
- Cần nhớ rằng, khi bị viêm da mủ, trẻ sơ sinh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như gây đau nhức, khó chịu, ngứa ngáy ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đặc biệt, việc vệ sinh hoặc chăm sóc da trong thời gian trẻ bị bệnh không cẩn thận có thể dẫn đến biến chứng ít gặp nhưng nguy hiểm như bị nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cùng nhiều hệ lụy khôn lường khác.
Viêm da mủ ở trẻ cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Trong thời gian trẻ bị viêm da mủ, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng có tác dụng tại chỗ dùng để bôi ngoài da như Fucidin, Milian, Eosine, Bactroban… ở những trường hợp trẻ bị viêm da mủ nặng thì phải dùng kháng sinh liều cao có tác dụng toàn thân theo đường uống hoặc đường tiêm.
Hàng ngày mẹ cũng nên khử trùng vùng da tổn thương cho trẻ bằng các dung dịch diệt khuẩn, giúp da mau lành da như Yarish và Millon…
Trước khi khử trùng, mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng sản phẩm sữa tắm chuyên dụng có độ pH phù hợp với làn da trẻ hoặc các sản phẩm thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Ngoài ra, mẹ không nên để trẻ cào, cấu lên vùng da bị viêm da mủ cũng như không tự ý bôi, dán thuốc và đắp các loại lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Xem thêm: Các cách chữa bệnh giời leo hiệu quả