Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến ở nhiều người nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Không những gây khó chịu ngứa ngáy trên da, bệnh còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?
Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh lý gây ra các tổn thương ngoài da do sự thay đổi của các yếu tố thời tiết. Bệnh lý này có thể khởi phát và gây ảnh hưởng tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng da mặt, tay chân hay các vùng da tiết nhiều mồ hôi.
Thời tiết quá nóng hoặc lạnh là nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng thời tiết.
Thông thườn g, bệnh viêm da dị ứng thời tiết xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Khi chuyển từ trạng thái nóng sang lạnh hoặc ngược lại, trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ không thích nghi kịp dẫn tới các phản ứng ngược lại và gây ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Bệnh không có khả năng lây từ người sang người nhưng lại có xu hướng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một cơ thể.
Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày có thể dẫn tới vòng xoắn gãi - ngứa, các tổn thương ngày càng trầm trọng hơn và người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bội nhiễm, rất dễ để lại sẹo trên da kém thẩm mỹ. Thậm chí với trường hợp nặng, bệnh viêm da dị ứng thời tiết còn gây ra biến chứng niêm mạc mắt, môi, khó thở, suy tim, hạ huyết áp... Hơn nữa bệnh lý này còn có thể tái diễn và được kích hoạt theo mùa, vì vậy khi có các triệu chứng bệnh phải điều trị càng sớm càng tốt.
Tham khảo: Viêm da dị ứng có khỏi được không?
Các kiểu viêm da dị ứng thời tiết điển hình
Đứng trước sự thay đổi của thời tiết, làn da trở nên vô cùng nhạy cảm, khi kết hợp với độ ẩm có trong không khí và cơ địa mẫn cảm sẽ càng dễ xuất hiện viêm da dị ứng thời tiết. Bệnh được biểu hiện bởi hai dạng chính dưới đây:
Viêm da dị ứng thời tiết nóng:
Vào những ngày hè nóng bức là điều kiện lý tưởng để các bệnh ngoài da ồ ạt tấn công. Trong điều kiện mồ hôi, bụi bẩn và acid bám lên da, các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, sinh sôi nảy nở và tạo thành bệnh viêm da. Mùa hè cũng tiềm ẩn nhiều nhiều yếu tố kích ứng như phấn hoa, bụi mịn… đây là những yếu tố gây kích ứng da hàng đầu.
Điều kiện thời tiết nóng bức gây ra viêm da dị ứng thời tiết.
Viêm da dị ứng thời tiết lạnh, hanh khô nổi mẩn đỏ:
Không chỉ thời tiết nóng mà vào những ngày đông, khi độ ẩm không khí xuống thấp và nhiệt độ giảm sâu, hàng rào bảo vệ da trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn trước nhiệt độ môi trường. Lúc này da rất dễ bị bong tróc, đóng vảy, khô sần, là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công gây ra bệnh viêm da dị ứng thời tiết. Tuy nhiên cũng không thể “quy chụp” viêm da hoàn toàn do thời tiết, bởi nếu có thêm những yếu tố này sẽ là điều kiện để bệnh bùng phát nhanh hơn:
- Người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng do di truyền từ gia đình.
- Hệ miễn dịch suy giảm, không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh.
- Người mắc các bệnh lý về gan, mật, thận cũng rất dễ dị ứng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, mỹ phẩm, hóa chất…
Đọc thêm: Nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Triệu chứng viêm da dị ứng thời tiết thường gặp
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu này, bạn có thể đang gặp vấn đề về viêm da dị ứng thời tiết:
- Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ, ngày càng lan rộng gây ngứa ngáy, khó chịu khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Màu da sẫm lại hoặc chuyển sang hồng tím, có dấu hiệu sưng lên và đau rát.
- Da bong tróc, đóng vảy, xuất hiện mụn nước li ti, bên trong có dịch.
- Hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mắt sống...
- Thông thường, bệnh viêm da dị ứng thời tiết xuất hiện tại những vùng da mỏng, nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh như cổ, vai, gáy, mặt...
Viêm da dị ứng thời tiết gây ra các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
Xử lý khi bị viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả
Đây là bệnh không quá phức tạp nên nếu áp dụng những phương pháp này sẽ nhanh chóng khống chế được triệu chứng của bệnh:
Áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm da dị ứng thời tiết:
- Tắm lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, nấu nước rồi cho thêm vài muỗng muối hạt, chờ nước nguội sau đó lau rửa vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, lặp lại mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Tắm nước lá khế: Lá khế diệt khuẩn rất tốt, vì vậy bạn có thể chọn bó lá khế không có sâu, rửa sạch rồi đun sôi, chắt nước này tắm hàng ngày giúp ngăn ngừa và điều trị viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả.
Bài thuốc dân gian từ lá trầu không chữa viêm da dị ứng thời tiết.
Thuốc Tây hạn chế triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc:
- Thuốc kháng Histamin: Giúp giảm ngứa ngáy, rát da hiệu quả, từ đó giúp tổn thương nhanh lành hơn.
- Một số loại thuốc kháng Histamin phổ biến như Terfenadin, Fexofenadine, Astemizol, Cetirizin.
Sử dụng thuốc kháng histamin hạn chế triệu chứng viêm da dị ứng thời tiết.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Giúp xoa dịu cơn ngứa nhanh chóng và ức chế phản ứng viêm, nó còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và làm lành tổn thương nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo một số loại kháng sinh như dung dịch hồ nước, thuốc mỡ, Tacrolimus, Steroid.
Lưu ý: Dưỡng ẩm da là vấn đề quan trọng trong điều trị viêm da do dị ứng thời tiết. Việc dưỡng ẩm da đúng cách bằng các sản phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng da đóng vảy hay bong tróc. Thời gian phù hợp nhất để thoa kem dưỡng ẩm là khoảng 3-5 phút sau khi vệ sinh da và để khô tự nhiên. Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm da dị ứng thời tiết nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Đọc thêm
>>> Trẻ em bị dị ứng thời tiết lúc giao mùa
>>> Cách xử lý khi bị nổi mẩn đỏ và ngứa da