Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là bệnh thường gặp, nếu không được chữa sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Chính vì vậy, việc nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng của trẻ khi bị viêm amidan có mủ sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh và đối phó tốt hơn.
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Các chuyên gia cho rằng bệnh viêm amidan hốc mủ chính là một trong những dạng của bệnh viêm amidan mãn tính. Bởi viêm amidan thường tồn tại ở 2 dạng cơ bản đó là viêm cấp tính và viêm mãn tính.
Khi trẻ bị viêm amidan ở giai đoạn cấp tính nhưng cha mẹ không kịp thời điều trị hoặc là chữa trị sai cách nên tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh hơn, bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến tình trạng bệnh chuyển sang mãn tính .
Khi bị viêm amidan hốc mủ thì bé thường có những triệu chứng cơ bản như:
- Bé bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, có khi sốt lên tới 39-40 độ C
- Trẻ thường xuyên ho, ho khan và ho có đờm, trong họng có nhiều dịch đờm
- Bé hay bị nôn sau khi ăn xong, khi nôn ra trong dịch có đờm
- Trẻ đau rát họng, đau tai và đầu, vướng và đau họng khi nuốt thức ăn
- Quan sát niêm mạc họng của bé sẽ thấy có nhiều chấm trắng hoặc hơi vàng trong các hốc amidan, đó gọi là mủ trong amidan, niêm mạc sưng đỏ
- Trẻ hay khạc nhổ do đờm, thở khò khè, khi ngủ phải thở bằng miệng
- Bé bị chảy nước mũi, lúc này dịch mũi có thể đặc và có mùi
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, hôi miệng
- Bé ăn uống kém, bỏ ăn, chán ăn, người gầy sút, giọng nói thay đổi, nổi hạch ở cổ.
Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ ở trẻ em
Sở dĩ trẻ hay bị viêm amidan hốc mủ là bởi những nguyên nhân sau đây:
- Do cấu tạo của amidan nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, lại có nhiều hốc nhỏ nên rất dễ tích tụ vi khuẩn và vi rút, từ đó chúng phát triển gây ra bệnh. Đó cũng là lý do vì sao amidan dễ bị viêm hơn các bộ phận khác.
- Do mắc các bệnh viêm nhiễm khác trong hệ thống hô hấp dẫn tới, ví dụ như do bị viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, viêm họng… Lâu ngày không chữa dứt điểm thì vi khuẩn sẽ lây lan rồi gây ra bệnh.
Trẻ bị viêm amidan hốc mủ thường sốt cao, ho và nôn trớ ra đờm.
- Do trẻ mắc viêm amian cấp tính nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế chỉ sau một thời gian ngắn là bệnh sẽ chuyển thành viêm amidan hốc mủ.
- Do sự thay đổi thất thường của thời tiết hoặc môi trường sống bị ô nhiễm cũng khiến cho hệ miễn dịch của bé bị suy yếu và hình thành bệnh amidan hốc mủ.
- Bên cạnh đó việc mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ uống lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, vệ sinh răng miệng không sạch cũng gây bệnh.
Biến chứng viêm amidan mủ ở trẻ em
- Gây bội nhiễm amidan, ổ viêm lan rộng và gây áp xe amidan, khiến bé cảm thấy cực kỳ đau rát và khó chịu ở họng.
- Làm ảnh hưởng tới giọng nói, bé bị lạc giọng hoặc không nói được, hôi miệng, khiến trẻ khó khăn trong các hoạt động về miệng.
- Gây ra các bệnh lý khác ở đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, các bệnh về răng miệng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Viêm amidan hốc mủ kéo dài có thể gây suy tim.
- Bên cạnh đó viêm amidan hốc mủ còn gây ra nhiều biến chứng khác như ung thư vòm họng, viêm khớp dạng thấp, viêm thận…
Cách chữa viêm amidan có mủ ở trẻ em
- Cho bé súc miệng 3-4 lần/ngày bằng nước muối để làm sạch niêm mạc amidan
- Cho trẻ đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ
- Hạ sốt cho bé đúng cách, nếu sốt cao cần uống thuốc hạ sốt
- Cho con uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây tươi
- Cho bé ăn đồ ăn mềm, loãng, xay nhuyễn để dể nuốt
Bài viết liên quan: Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em