Bé bị táo bón đi ngoài ra máu chắc chắn không phải hiện tượng bình thường, đòi hỏi cha mẹ cần có sự quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Khi trẻ bị táo bón ra máu mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện bé thường xuyên đi ngoài phân cứng, phân vón cục rắn nhìn như phân dê, có màu sẫm, trong phân có lẫn máu. Đặc biệt số lần đi ngoài của bé ít hơn hẳn, có khi vài ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện rất khó khăn, phải dùng sức rặn khiến bé bị đau rát hậu môn, quấy khóc, đỏ gay mặt.
Nếu trẻ bị táo bón kèm theo ra máu lâu ngày sẽ rất nguy hiểm, khiến trẻ bị mất máu và thiếu máu, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, khiến bé chậm lớn và còi cọc.
Táo bón ra máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Tham khảo: Làm gì khi bé bị táo bón nặng
Lý do khiến trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu:
- Do thực thể ở đường tiêu hoá của bé bị tổn thương, chủ yếu là do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng… đây đều là các dị tật làm tổn thương hệ tiêu hoá và khiến bé sơ sinh bị táo bón đi ngoài ra máu ngay sau khi đẻ ra.
- Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa, khi bé bú sữa đó sẽ bị nóng trong và dẫn tới táo bón. Ví dụ như do mẹ ăn quá ít rau xanh và hoa quả dẫn tới thiếu chất xơ, đồng thời ăn nhiều đồ cay nóng, chế độ ăn quá giàu đạm lười uống nước…
- Do bé bị táo bón lâu ngày mà không được xử lý sớm, từ đó khiến phân bị tích tụ tạo thành các khối phân cứng, khi trẻ đi ngoài phải rặn mạnh nên gây rách hậu môn, là nguyên nhân dẫn đến chảy máu.
- Bé bị táo bón đi ngoài ra máu cũng không loại trừ khả năng bé đang mắc phải một số căn bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn… nên mỗi lần đi đại tiện sẽ làm co thắt hậu môn và gây ra tình trạng chảy máu.
- Bên cạnh đó việc thay đổi môi trường cũng là lý do khiến bé bị bệnh, ví dụ như bé mới tập đi nhà trẻ, mải chơi nên nhịn đi vệ sinh, lâu ngày gây táo bón …
Tình trạng táo bón và ra máu để lâu sẽ khiến bé mệt mỏi, gây thiếu máu, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí thông minh. Do đó nếu thấy con có những biểu hiện trên thì cha mẹ cần phải kịp thời có biện pháp can thiệp.
Thay đổi ngay chế độ ăn uống của trẻ khi bị táo bón ra máu.
Xem thêm: Chữa táo bón bằng phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả cho bé
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu?
- Đối với những bé sơ sinh, điều đầu tiên mẹ cần làm là phải thay đổi, điều chỉnh lại chính chế độ ăn uống của bản thân để giúp con mau hết bệnh. Theo đó mẹ cần tăng cường ăn nhiều rau xanh và ăn nhiều trái cây để bổ sung chất xơ, giúp con dễ tiêu hoá hơn. Đồng thời mẹ cũng cần uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả hơn để tăng hàm lượng nước có trong sữa, giúp cho hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt, tránh bị táo bón.
- Với những bé đã bắt đầu ăn dặm được mẹ cần phải xây dựng chế độ ăn dặm cho con thật khoa học và lành mạnh. Cụ thể mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại rau xanh có vị ngọt mát, rau có nhiều chất xơ như ăn rau lang, rau ngót…để giúp nhuận tràng và hỗ trợ điều trị táo bón đi ngoài ra máu ở bé hiệu quả.
- Đặc biệt trong chế độ ăn của con nên hạn chế các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo, đường và đạm…bởi đó đều là các dinh dưỡng khó tiêu lúc này.
- Cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày, nước có vai trò quan trọng giúp cho mọi hoạt động cơ thể diễn ra tốt hơn, nhất là hệ tiêu hoá, góp phần giảm táo bón hiệu quả.
Lưu ý nếu bé bị táo bón ra máu nhiều và kéo dài không khỏi, mẹ hãy cho con đến ngay bệnh viện để được bác sỹ khám, chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
>>> Trẻ bị táo bón thường xuyên có nên uống thuốc?
>>> Trẻ bị táo bón mẹ nên ăn gì?
>>> Bé bú sữa mẹ bị táo bón phải làm sao?