Vạch trần 'thủ phạm' gây mụn nhọt ở trẻ các mẹ nên biết

Bệnh mụn nhọt được xác định là bệnh nhiễm trùng ngoài da, bao gồm các tổ chức dưới da do các loại vi trùng, vi khuẩn có hại gây ra. Khi trẻ ở trạng thái khoẻ mạnh, trên da trẻ vẫn có một số loại vi khuẩn sinh sống nhưng không gây bệnh và cơ thể trẻ tự có cơ chế kháng lại các loại vi khuẩn này.

Nếu vệ sinh cho da trẻ không tốt gây ra tình trạng ngứa ngáy, trẻ vô tình gãi quá nhiều sẽ làm tổn thương da, từ đó các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra mụn nhọt.

Mụn nhọt ở chân - Biểu hiện mụn nhọt ở trẻ

Biểu hiện mụn nhọt ở chân bé

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt ở trẻ được hiểu theo 2 hướng:

- Theo Đông y: 

Mụn nhọt thường được sinh ra khi cơ thể trẻ tích tụ quá nhiều nhiệt độc và nhiệt huyết. Nguyên nhân chính thường là gan yếu, dẫn đến việc khả năng lọc và thải độc tố trong máu kém, gây tích tụ nhiều độc tố. Các loại độc tố này ngưng tích tụ tạo cơ hội để hình thành mụn nhọt, mẩn ngứa, sang lở và dị ứng. Bên cạnh đó, có thể bị các loại côn trùng cắn, ăn các loại đồ ăn quá nhiều chất ngọt, thức ăn cay nóng,…

-Theo Tây y: 

Mụn nhọt thường do các loại vi khuẩn hoặc tụ cầu gây ra, nếu vệ sinh da trẻ không tốt thì các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ở trẻ có cơ thể khoẻ mạnh, vệ sinh ngoài da tốt thì mụn nhọt sẽ tự khỏi sau vài ngày, ngược lại cơ thể trẻ yếu thì nguy cơ xảy ra biến chứng nhiễm trùng máu sẽ rất cao. Ngoài ra, tình trạng mụn rôm ở trẻ nếu không vệ sinh kĩ cũng dẫn tới việc hình thành mụn mủ và mụn nhọt.

Để sớm phát hiện bé có mắc phải mụn nhọt hay không, mẹ nên dựa vào những biểu hiện sau đây:

- Biểu hiện ban đầu: trên da xuất hiện nốt đỏ to bằng hạt đậu, sau đó nốt này lớn dần lên,  vùng da xung quanh cũng đỏ tấy và gây đau đớn cho trẻ. Ở giai đoạn này trẻ có thể có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, vùng quanh lưỡi có rêu trắng dày.

Qua một thời gian nếu không được chữa trị hay không chữa khỏi sẽ hình thành ổ mủ với biểu hiện đau, mềm nhũn xung quanh, xuất hiện đầu trắng hoặc vàng ngay trung tâm của khối mủ. Lâu dần khối mủ sẽ vỡ ra, nếu vệ sinh đúng cách thì sẽ nhanh chóng liền da, còn nếu vệ sinh không tốt thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu với các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Mụn nhọt có thể xuất hiện bất kì đâu trên da trẻ, tuy nhiên thường mụn nhọt sẽ “đóng quân” ở những vùng da có nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc các điểm thường xuyên bị ma sát, đặc trưng là cổ, mặt, đùi, nách và mông.

Để điều trị mụn nhọt ở trẻ, ngoài việc vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh da bé. Cha mẹ đặc biệt không nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội hàng ngày hay các loại lá tắm thiên nhiên, thay vào đó nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.

Berberin và tinh chất Hoàng Liên có trong Bột tắm trẻ em Nhân Hưng được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng và nấm. Cùng với đó là Diệp lục Chlorophyll và tinh dầu Mùi mang đến cho trẻ một trải nghiệm tắm rửa an toàn, sạch sẽ, dịu nhẹ, hoàn toàn thiên nhiên và không gây kích ứng da.

Mụn nhọt ở trẻ không hề là vấn đề đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Vì vậy, việc điều trị thế nào cho đúng là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé.

Tham khảo >>> Trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status