Hầu hết mọi người đều cho rằng nấc cụt là một hiện tượng rất bình thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và điều này cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu như trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ thì các mẹ lại tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua bởi vì đây không đơn giản chỉ là triệu chứng thông thường mà còn là do bệnh lý nào đó gây ra.
Các chuyên gia cho rằng, nấc là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé dưới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây nấc cụt là do cơ hoành của bé co thắt không tự chủ và bị ngắt quãng đột ngột nên khiến cho khí hít vào bị ngưng trệ nên gây ra nấc. Nói các khác nấc chính là phản xạ để đẩy hết khí thừa ở trong ra ngoài.
Trẻ sơ sinh bị nấc và trớ kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi.
Bên cạnh đó các nguyên nhân gián tiếp gây ra nấc cụt là do mẹ chăm sóc bé sơ sinh chưa đúng cách, cho bú sai cách, cho con ăn quá no, bú nhanh, bú sai tư thế, bé vừa khóc xong đã cho bú ngay… Chính điều này đã khiến cho sữa khó xuôi xuống dạ dày và khi xuống dạ dày lại dễ bị trào ngược lại và gây ra hiện tượng nấc.
Nếu như bé nhà bạn mà thường xuyên bị nấc cụt kéo dài có thể là do các bệnh lý sau:
Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây được hiểu đơn giản chính là tình trạng mà thức ăn đi ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Trào ngược dạ dày thường xảy ra khi bé sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện.
Trong khi cơ vòng thực quản dưới lại nằm ngay giữa thực quản và dạ dày, là nơi ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược thực quản. Khi diễn ra quá trình trào ngược thì thức ăn cùng với acid trong dạ dày này đã tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, một khi cơ hoành tổn thương sẽ dẫn đến nấc cụt kèm theo nôn trớ.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do hen suyễn
Hen suyễn cũng là căn bệnh rất hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh, thậm chí có những bé vừa sinh ra đã bị gọi là hen suyễn bẩm sinh. Khi trẻ bị hen suyễn các ống phế quản phổi cũng sẽ bị viêm nên đã làm hạn chế luồng không khí đi vào phổi gây thiếu hơi. Vì thiếu hơi nên bé thường hay phải thở thở khò khè, đây là nguyên nhân dẫn đến cơ hoành bị co thắt lại rồi gây ra nấc cụt, lâu ngày bé còn nôn trớ.
Bé sơ sinh bị trớ và nấc có thể do trào ngược dạ dày.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do bị dị ứng
Dị ứng sữa công thức là tình trạng phổ biến bởi cơ địa bé sơ sinh nhạy cảm nên không phải bé nào cũng phù hợp với những thành phần có trong sữa. Thậm chí có những bé dị ứng cứ uống vào là nổi mẩn đỏ, đi ngoải, tiêu chảy, nôn trớ và cả kèm theo nấc.
Đa phần trẻ dị ứng sữa là do dị ứng với thành phần protein (tức chất đạm) có trong sữa công thức. Khi dị ứng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm thực quản và làm bé bị nấc cụt. Bên cạnh đó nếu bản thân người mẹ ăn phải thực phẩm gây dị ứng thì khi bé bú phải sữa mẹ đó cũng sẽ dễ dị ứng, gây nôn trớ rồi nấc.
Nhìn chung trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới, nhưng dù cho có là vì nguyên nhân nào thì các mẹ cũng không được chủ quan.
Cách khắc phục trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ
- Cho bé dựa vào người rồi mẹ dùng tay vỗ nhẹ lưng và vai con, cách này sẽ giúp ợ hơi ra ngoài, bé sẽ hết nấc và tránh bị trớ rất tốt.
Vỗ nhẹ lưng cho trẻ sơ sinh để mau hết nấc và trớ.
- Cho bé bú sữa mẹ ngay ,nhờ thế bé mau khỏi nấc và dễ chịu.
- Nếu bé trớ và nôn ngay sau khi ăn thì không được cho con bú nữa mà hãy vỗ lưng con.
- Thay đổi tư thế bú cho bé, bú làm nhiều bữa nhỏ, bú vừa phải, tránh quá nhiều.
Ngoài ra nếu con nấc kèm trớ liên tục, trẻ khóc và kém ăn thì nên cho con đi khám ngay tại bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Đọc thêm:
> Nấc cụt là gì? Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc