Những đám mụn nước xuất hiện dày đặc trên nền da ửng đỏ, phù nề và chảy nước là biểu hiện đặc trưng thường thấy ở trẻ sơ sinh bị bệnh viêm da dị ứng. Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu, sau một thời gian thì vùng da xung quanh đó sẽ bong tróc, dày lên và gây tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ.
Thường thì trẻ hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng không chỉ sức khoẻ của bé mà còn ảnh hưởng đến cả tâm lý của bậc làm cha làm mẹ.
Bố mẹ cần quan tâm đúng mức tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ
Nguyên nhân của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân 90% là do vi khuẩn có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ. Trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, chức năng của các bộ phận trong cơ thể chưa kiện toàn, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ em sơ sinh.
Khi còn trong cơ thể mẹ, trẻ được mẹ bảo vệ một cách tốt nhất, khi rời cơ thể mẹ trẻ phải tập thích nghi với một môi trường mới nên khả năng bị tấn công từ các yếu tố ngoại lai là rất cao. Nếu các mẹ không vệ sinh cho bé kĩ hoặc thiếu tính khoa học thì khả năng trẻ bị mắc bệnh viêm da dị ứng luôn thường trực.
Một số trường hợp khác, khi hệ thống miễn dịch của trẻ qua thời gian dài học được cách tự phòng vệ và dung hoà được các tác nhân gây dị ứng, nhưng đến một thời điểm phát triển nào đó, sự thay đổi của cơ thể làm cho trẻ bắt đầu nhạy cảm với các tác nhân này dẫn đến việc bị viêm da dị ứng.
Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố di truyền, trường hợp bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ có tiền sử bị bệnh viêm da dị ứng thì khả năng trẻ mắc bệnh có xác suất đến 80%. Ngoài ra, trong thời kì mang thai người mẹ bị một số loại vi khuẩn hay mắc một số mầm bệnh hoặc bị ảnh hưởng từ một số loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến phôi thai, khiến trẻ sinh ra mắc phải một số loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm da dị ứng.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm da mặt và cách điều trị
Cách điều trị của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chuẩn đoán và tư vấn cách điều trị bệnh một cách tốt nhất. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc hay để tình trạng bệnh quá nặng mới đi đến bác sĩ, vì bệnh đã tác động nhiều đến sức khoẻ và thẩm mỹ của trẻ.
Điều trị và phòng ngừa kịp thời giúp trẻ thoát nhanh bệnh viêm da dị ứng
Xem thêm: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? mẹ tham khảo
Chỉ sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng cho trẻ theo yêu cầu của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào các biểu hiện, triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Sử dụng dung dịch Jarish bôi lên vùng da bị tổn thương (2-3 lần/ngày) hoặc dùng thuốc Histamin để chống ngứa và giúp an thần cho trẻ.
- Giai đoạn bán cấp tính: Sử dụng các loại kem kháng sinh có chứa corticoid, kháng histamine hay protopic.
- Giai đoạn mãn tính: Sử dụng các loại thuốc mỡ chứa thành phần corticoid, salicyle, mỡ kháng sinh, kháng histamine hoặc protopic.
Các mẹ cần lưu ý các loại thuốc trên chỉ giải quyết triệu chứng nhanh chứ không chữa hết bệnh, sau thời gian có thể da trẻ sẽ bị ăn mòn, tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và khả năng kháng bệnh của trẻ. Do đó, nên sử dụng các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên để chăm sóc da bé khi bị bệnh, vì đơn giản cái gì từ thiên nhiên bao giờ cũng tốt, an toàn và hiệu quả dài lâu hơn so với các loại có thành phần hoá học.
Đọc thêm: Bị chàm sữa bôi thuốc gì hiệu quả