Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé đi ngoài ra phân cứng và rắn như hòn bi, đôi khi có lẫn máu trong phân, số lần đại tiện cũng giảm đi rõ rệt, có khi 1 -2 ngày mới đi 1 lần. Tình trạng này kéo dài có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh bị táo bón làm thế nào? Là những thắc mắc của rất bậc phụ huynh nuôi con nhỏ.
Sở dĩ bé sơ sinh hay bị táo bón thường là do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa. Ví dụ như do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, chế độ ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đạm cao, lười ăn rau củ quả và lười uống nước…bé bú phải nguồn sữa đó cũng dễ bị táo bón. Đặc biệt việc mẹ cho con dùng sữa ngoài quá sớm sẽ khiến dạ dày khó tiêu hoá được…
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa do nguồn sữa từ mẹ.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao không?
Tình trạng táo bón ở bé sơ sinh kéo dài sẽ rất nguy hiểm, bé phải dùng sức để rặn phân mỗi lần đi đại tiện nên dẫn tới đau rát hậu môn. Đồng thời khi bị táo bón khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, khiến bé chậm phát triển cả về thể chất và trí não.
Thêm vào đó do cảm giác khó chịu và đau khi đại tiện nên bé thường quấy khóc, hay cáu gắt, từ đó cũng tác động xấu tới tâm lý của trẻ.
Hơn nữa do bị táo bón bé hay bị chảy máu hậu môn, nếu mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ xâm nhập rồi gây viêm nhiễm. Thậm chí kéo dài tình trạng táo bón này còn gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn và một số bệnh lý khác về trực tràng hậu môn…
Ngoài ra nhiều trường hợp bé sơ sinh bị táo bón có thể là do tổn thương ở đường tiêu hóa hoặc bị các dị tật bẩm sinh như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to… nếu kéo dài sẽ càng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào nhanh khỏi?
- Đối với các bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho thật hợp lý. Nên ăn nhiều thực phẩm như hoa quả, rau xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc, mỳ đen gạo lức…. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.
Ngoài ra, các chất này làm tăng khối lượng phân nên kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và phản xạ mót rặn. Nên ăn một cốc sữa chua trước khi ngủ để cải thiện số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Ngoài ra nên uống nhiều nước để hỗ trợ cải thiện tiêu hóa cho bé. Đồng thời cần tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, rượu bia…
Chất xơ giúp điều hòa hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
- Với những bé có dùng thêm sữa ngoài hoặc bé sử dụng hoàn toàn bằng sữa công thức thì mẹ cần phải kiểm tra lại sữa xem các thành phần đã phù hợp với bé chưa và đổi sang dòng sữa có tính mát cho con uống. Nhiều loại sữa có nhiều đạm và sắt nhưng lại ít chất xơ nên khiến bé bị táo bón. Vì thế nên dùng sữa có tính mát, dòng sữa này có chứa các chất dinh dưỡng gần giống như sữa mẹ nên có thể giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được hấp thu tốt, tránh tình trạng táo bón.
- Cho bé sử dụng men vi sinh: bạn nên biết trẻ sơ sinh bị táo bón một phần là do hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ kém. Do đó việc bổ sung thêm lợi khuẩn từ men vi sinh sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, qua đó hỗ trợ và phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ rất tốt. Tuy nhiên men vi sinh có nhiều loại khác nhau, vì thế hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi dùng.
- Có thể ngâm hậu môn của bé trong nước ấm: đây là biện pháp trị táo bón hiệu quả được khá nhiều mẹ áp dụng và đã thành công, đặc biệt rất thích hợp với bé lười ăn và quấy khóc. Khi ngâm hậu môn vào nước ấm sẽ làm kích thích cơ vòng hậu môn giúp cho bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Tuy nhiên chỉ nên ngâm chừng 5-10 phút mỗi ngày.
- Massage bụng nhẹ nhàng cho bé, theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài sẽ kích thích nhu động ruột của trẻ và giúp bé thư giãn hơn, dễ dàng tiêu hóa và tránh táo bón.
Xem thêm: Cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Mong rằng một vài gợi ý trên đây có thể giúp các mẹ bỉm sữa biết được bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao cho nhanh khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài liên tiếp mà không cải thiện hãy đưa bé đi khám để được bác sỹ tư vấn chữa trị kịp thời.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?