Theo thống kê có tới 30% trẻ trong giai đoạn sơ sinh gặp phải tình trạng sôi bụng ít nhất một lần. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao ko? Bé sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao cho nhanh khỏi là những thắc mắc thường trực của cha mẹ. Để biết câu trả lời chính xác, cha mẹ không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.
Khi bé bị sôi bụng, mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng cơ bản như: bụng của bé căng hơn và thường phát ra âm thanh ùng ục, bên cạnh đó bé thường bị nôn ói và bỏ bú, lười ăn, liên tục quấy khóc không rõ nguyên nhân, nhất là vào ban đêm.
Có nhiều bé còn kèm theo cả triệu chứng tiêu chảy. Nếu mẹ thấy biểu hiện đó kéo dài trên 1 ngày thì chắc chắn bé đã bị sôi bụng rồi mẹ ơi!
Bụng của bé căng hơn và thường phát ra âm thanh ùng ục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?
- Khiến bé chậm lớn: Khi bị sôi bụng bé sẽ khó chịu ậm ạch ở bụng, ăn vào nôn ra, bỏ ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng. Chính vì thế bé sẽ bị thiếu chất, từ đó gây còi xương, chậm lớn, chậm phát triển, làm suy giảm sức khoẻ trầm trọng.
- Ảnh hưởng tới tâm lý của bé: lúc này do khó chịu nên bé liên tục quấy khóc, khóc cả ngày lẫn đêm, bé bứt rứt cau có, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
- Đặc biệt nếu bé bị sôi bụng kèm theo tiêu chảy, lâu ngày sẽ dẫn đến mất nước. Một khi cơ thể bị mất nước sẽ rất nguy hiểm, bé rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, sức khoẻ suy yếu, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Sôi bụng kéo dài cũng làm suy giảm chức năng tiêu hoá của bé, tổn thương dạ dày, làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
- Với các trường hợp không may bị sôi bụng và đi ngoài do nhiễm phải vi khuẩn hay virut, do ngộ độc thực phẩm để lâu sẽ có thể đe doạ tới tính mạng của trẻ.
Chính vì những nguy hại trên nên mẹ tuyệt đối không được chủ quan, nếu thấy con có biểu hiện bị sôi bụng cần giúp con xử lý càng sớm càng tốt.
Nếu thấy con có biểu hiện bị sôi bụng cần giúp con xử lý càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
- Đầu tiên, mẹ hãy thực hiện chế độ ăn uống thật lành mạnh. Theo đó hãy tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, bia rượu. Thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả trái cây xanh để đảm bảo chất lượng nguồn sữa tốt nhất.
- Mẹ nên tăng cường uống nhiều nước hơn, như vậy sẽ giúp làm tăng hàm lượng nước có trong sữa, giúp bé chống lại tình trạng mất nước khi đi ngoài và tiêu hoá tốt hơn.
- Mẹ có thể cho con uống men vi sinh, trong men vi sinh này có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng môi trường đường ruột, đảm bào tiêu hoá tốt. Vì thế sẽ giúp bé đẩy lùi nhanh chóng tình trạng sôi bụng và đi ngoài. Nhưng mẹ nhớ phải tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn cho con loại men vi sinh phù hợp nhất.
- Lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với con: các bé ở giai đoạn sơ sinh rất khó hấp thu loại sữa có chứa đường lactose nên dễ gây đầy bụng và sôi bụng. Do đó mẹ hãy chọn loại sữa có tính mát, có chứa ít đường lactose, chứa nhiều chất xơ hơn để bé tiêu hoá tốt.
- Cho bé bú đúng cách: Khi bú mẹ nên đặt đầu bé cao hơn dạ dày và tốt nhất nên cho con bú trong tư thế ngồi, như thế bé sẽ không bị nuốt nhiều hơn, sữa được đẩy xuống dưới tốt hơn. Chỉ nên cho con bú lượng vừa phải, không nên bú quá no. Khi bú xong thì không được đặt bé nằm ngay, hãy bế vác bé rồi vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi, giúp bé đẩy bớt lượng khí thừa ra khỏi dạ dày hạn chế tình trạng đầy bụng chướng hơi bé sẽ mau khỏi hơn.
Ngoài ra nếu như tình trạng sôi bụng ở trẻ mà kéo dài không khỏi, bé còn bị tiêu chảy, sốt cao,bỏ ăn, ngủ kém, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc, chậm lớn… mẹ cần đưa con tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám chữa kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý cho con uống bất cứ loại thuốc nào bởi như vậy càng gây nguy hiểm cho bé.
Đọc thêm:
- Tìm hiểu Bé bị sôi bụng có nguy hiểm không? và những kiến thức mẹ cần nắm được
- Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều? - Đâu là nguyên nhân chính