Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?

Sổ mũi là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy khó thở, thường xuyên quấy khóc, thậm chí còn gây ra các bệnh về viêm đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm họng hoặc viêm tai giữa…cực kỳ nguy hiểm. Bé sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? Mẹ tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây để giúp con sớm khỏi bệnh nhé.

Theo các chuyên gia y tế, bé sơ sinh bị sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường là do cảm lạnh, cảm cúm, do dị ứng với tác nhân của môi trường sống, do có dị vật trong mũi…Việc mẹ cho con nằm lâu trong phòng điều hoà ở nhiệt độ quá lạnh, tiếp xúc với khí lạnh hay tắm nước lạnh cũng là lý do khiến bé bị sổ mũi.

Mẹ phải làm sao để bé hết sổ mũi

Mẹ phải làm sao để bé hết sổ mũi

Khi bé sơ sinh bị sổ mũi thường hay bị dịch nhày làm tắc nghẽn, hắt hơi thường xuyên và chảy nước mũi. Cũng có nhiều trường hợp bé bị chảy mũi xanh hoặc mũi đặc xanh, sốt nhẹ, chảy nước mắt, chán ăn hay quấy khóc liên tục.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ phải tiến hành ngay:

Có thể khi thấy con có dấu hiệu sổ mũi nhiều mẹ lại nghĩ ngay đến việc mua thuốc về cho con uống nhanh khỏi. Tuy nhiên với độ tuổi sơ sinh các bác sỹ khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho con, bởi cho dù hiệu quả có như thế nào thì chắc chắn cũng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé, dễ gây tác dụng phụ. Đặc biệt dạ dày của bé sơ sinh đang non yếu, nếu dùng thuốc kháng sinh ngay sẽ gây hại cho dạ dày, gan và thận, hơn nữa còn gây ra nhờn thuốc, không tốt. Do vậy mẹ hãy áp dụng các cách sau để đảm bảo an toàn cho bé:

- Rửa mũi cho con hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý: đây là cách trị sổ mũi ở bé sơ sinh vừa hiệu quả mà lại rất an toàn, dễ thực hiện. Nước muối sẽ giúp làm loãng dịch mũi khiến bé thấy dễ chịu và dễ thở hơn, đồng thời còn tránh bị viêm nhiễm mũi.

- Khi rửa mũi, mẹ cho con nằm nghiêng, nhỏ nước muối vào lỗ mũi phía trên cho nước chảy ra lỗ mũi dưới thì thôi. Sau đó cho bé nằm nghiêng lại, tiếp tục nhỏ với lỗ mũi còn lại. Sau khi rửa mũi cho bé xong mẹ tiến hành thao tác vỗ rung long đờm cho bé, để bé có thể tống hết dịch nhầy cũng như đờm dãi ra ngoài giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi hơn. Ngày mẹ rửa 2-3 lần cho bé để bé mau khỏi.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Song song với việc vệ sinh mũi bằng nước muối thì mẹ hãy hút mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Mẹ bắt buộc phải hút mũi cho bé bởi vì dịch mũi không chỉ chảy ra phía trước mà còn chảy ra ở cả phía sau mũi và chảy xuống  họng, nếu bé nuốt phải dễ gây viêm họng và ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Vì thế cần phải làm sạch sâu lỗ mũi thì bé mới nhanh hết sổ mũi. Theo đó sau khi nhỏ nước muối vào mũi xong, mẹ chờ 1-2 phút cho dịch mũi loãng dần rồi dùng dụng cụ hút chất nhầy để hút mũi ở từng bên cho trẻ. Mẹ đặt đầu ống hút nhẹ nhàng vào mũi trẻ, bóp mạnh và giữ thật chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào trong mũi trẻ, từ từ thả bóng ra, lặp lại như vậy tới khi bé bớt dịch mũi là được.

Mẹ lưu ý không nên dùng miệng để hút mũi cho con bởi như thế vừa không thể hút sạch được dịch mũi ở sâu bên trong mà còn dễ khiến bé bị viêm nhiễm hơn.

- Bên cạnh đó mẹ nên cho con tắm bằng nước ấm, nước ấm sẽ giúp xông hơi tốt, giúp lưu thông máu trong cơ thể, góp phần giúp bé đẩy lùi chứng sổ mũi hiệu quả.

- Mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vào mùa đông lạnh cần đi tất tay, tất chân, đội mũ ấm. Khi thời tiêt nắng nóng mẹ không nên cho con nằm điều hoà quá lạnh, mẹ nên để ở nhiệt độ vừa phải và không nên cho con nằm quá lâu trong phòng điều hòa.

- Đảm bảo môi trường sống của bé được thông thoáng và sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, tránh xa khói bụi và lông thú.

- Khi bé nằm ngủ, mẹ nên kê đầu bé cao hơn một chút tầm 30 độ để bé thấy dễ chịu hơn

Hy vọng với những chia sẻ ngay sau đây thì các mẹ có thể nắm được trẻ sơ sinh bị sổ mũi nên làm gì? Qua đó có thể biết cách xử lý đúng đắn nhất khi con bị sổ mũi. Ngoài ra nếu thấy con ho, sốt cao liên tục thì mẹ nên cho con đi khám tại bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Đọc thêm:

>>> Trẻ 6 tháng bị ho sổ mũi điều trị thế nào?

>>> Trẻ bị viêm hô hấp trên xử lý thế nào?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21