Với 3 bước làm cực kỳ đơn giản, mẹ sẽ giúp hết ngay tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ khiến bé đang rất khó chịu. Nhà mẹ nào đang có trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ thì đừng quên áp dụng những tips cực hay này nhé.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một trong những tình trạng thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh là nổi mẩn đỏ ở cổ.
Trẻ nổi mẩn đỏ ở cổ do nhiều nguyên nhân
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là:
- Thời tiết nắng nóng: Nhiệt độ cao, nóng ẩm, trẻ mặc nhiều quần áo cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ và các khu vực có nhiều nếp gấp trên cơ thể trẻ. Vết mẩn đỏ này ban đầu chỉ là những chấm nhỏ màu đỏ hồng sau có thể chuyển sang dạng các vết sưng. Trẻ nổi mẩn đỏ ở cổ do thời tiết còn được gọi là phát ban do nhiệt.
- Trẻ bị kích ứng da: Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị nổi mẩn đỏ ở cổ vì khu vực này của bé khá mũm mĩm, đầy đặn lại gắn liền với vai. Việc vệ sinh khu vực cổ cho trẻ không sạch sẽ, trẻ ti sữa mẹ bị chảy xuống cổ, trẻ nôn chớ, trẻ ra nhiều mồ hôi, trẻ bị kích ứng da do dị ứng thức ăn, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa… cũng khiến khu vực nếp gấp ở cổ liên tục chà sát vào nhau gây mẩn đỏ ở cổ. Tình trạng mẩn đỏ ở cổ của trẻ sơ sinh sẽ giảm dần đến khi trẻ tự học được cách ngẩng đầu lên mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ, người thân.
Nhiễm nấm men cũng là lí do khiến trẻ mẩn đỏ ở cổ
- Trẻ mắc các bệnh lý về da như hăm da, nhiễm nấm men: Độ ẩm và mồ hôi dư thừa ở khu vực nếp gấp cổ chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây bệnh hăm da và nhiễm nấm men Candida ở trẻ. Khi bị hăm da và nhiễm nấm men ngoài việc cổ bị mẩn đỏ, trẻ còn ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc và ngủ không ngon giấc.
Mách mẹ 3 nguyên tắc giúp trẻ hết nổi mẩn đỏ ở cổ
Mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh phần lớn có thể tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên, nếu quá chủ quan hoặc lơ là không chăm sóc, điều trị có thể khiến trẻ bị bội nhiễm, mưng mủ cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, cha mẹ cần áp dụng 3 nguyên tắc vàng sau, đảm bảo trẻ sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này:
Cần giữ vùng da cổ ở trẻ luôn được thoáng mát
>>> Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở cổ và cách xử lý hiệu quả
1. Giữ vùng da cổ ở trẻ luôn thoáng mát: Cha mẹ nên chú ý lau cổ cho trẻ thường xuyên nhất là khi trời nắng nóng, tránh để vùng da cổ trẻ bị tích tụ mồ hôi hoặc ẩm ướt kéo dài. Khi trẻ bị nôn hoặc tràn sữa xuống vùng cổ cần lấy khăn mềm lau khô nhẹ nhàng. Cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ có điều hòa hoặc quạt để giúp trẻ dễ chịu hơn.
2. Vệ sinh khu vực cổ bị mẩn đỏ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng: Mẹ hòa Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với nước ấm để vệ sinh vùng da cổ của trẻ bị mẩn đỏ 2 lần/ngày. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da, sản phẩm giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da, giúp hết mụn, săn se da nhanh, từ đó loại giúp trẻ giảm và hết mẩn đỏ ở cổ chỉ sau vài ngày sử dụng.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp đẩy lùi mẩn đỏ ở cổ trẻ nhanh chóng
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng không chứa corticoid, không chất tẩy rửa, không chất tạo bọt, không chất tạo mùi nên tuyệt đối an toàn cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Bên cạnh việc tránh cho trẻ mặc quần áo vải cứng, vải len, thô ráp, cao cổ, các mẹ cần chú ý không giặt quần áo hoặc tắm cho trẻ bằng sản phẩm có chất tẩy rửa, tạo bọt… những hóa chất này có thể gây kích ứng da và dẫn đến phát ban, mẩn đỏ ở cổ cũng như khắp cơ thể trẻ.
Trong thực đơn hàng ngày, mẹ cũng nên tránh xa các món ăn có nguy cơ cao gây dị ứng như hải sản, trứng, thịt bò… Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm thanh nhiệt, uống nhiều nước và mặc cho bé áo rộng cổ, vải nhẹ có khả năng thấm hút tốt như cotton.
Khi trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ, mẹ không nên thoa phấn rôm vào khu vực này, phấn rôm không chỉ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng trầm trọng hơn mà còn dẫn đến viêm đường hô hấp nếu để trẻ hít phải.
Đọc thêm: Bé bị rôm sảy ở cổ và cách điều trị